Các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam gây lo ngại cho những công ty nước ngoài
Vietnam's strict social distancing measures ensnare world's foreign firms
Từ giày dép, áo len, phụ tùng xe hơi đến cà phê, các đợt phong tỏa ngừa COVID-19 kéo dài và nghiêm ngặt ở Việt Nam đã gây ra tình trạng khan hiếm sản phẩm đối với các thương hiệu trên toàn thế giới, trong đó có Nike và Gap vốn ngày càng phụ thuộc vào các nhà sản xuất ở quốc gia Đông Nam Á này.
From shoes, sweaters, car parts to coffee, Vietnam's tough and prolonged COVID-19 lockdowns have sparked product shortages for worldwide brands including Nike and Gap which have grown increasingly dependent on the Southeast Asian nation's manufacturers.
Những khó khăn tại các nhà máy ở Việt Nam xuất phát từ một cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn quốc đang thúc đẩy lạm phát gia tăng và những lo ngại về tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
The snarl-ups at Vietnam's factories come from a broader nationwide crisis that is fueling inflation increase and lending concerns about the pace of recovery in the global economy.
Bà Claudia Anselmi, giám đốc người Ý của Dệt kim và Nhuộm Hưng Yên, một nhà máy vải ở phía đông Hà Nội, một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của một số gã khổng lồ quần áo của Châu Âu và Hoa Kỳ, lo lắng về sự tồn tại của nhà máy trong bối cảnh xã hội hạn chế.
An Italian director of Hung Yen Knitting & Dyeing, a fabric mill east of Hanoi, Claudia Anselmi, a key cog in the supply chain of several European and US clothing giants, worried about the survival of the factory amid social distancing restrictions.
Bà cho biết sản lượng của công ty đã giảm 50% trong đợt bùng phát vi rút tồi tệ gần đây nhất lần đầu tiên ở Việt Nam vào mùa xuân và công ty này đang phải đối mặt với các khó khăn lâu dài trong việc đảm bảo sợi mà họ cần cho chất liệu tổng hợp được sử dụng trong đồ bơi và đồ thể thao.
She said the company’s output has been down by 50 % in the latest devastating virus outbreak that first struck in Vietnam in spring, and it is facing long-term problems in securing the yarn it needs for its synthetic material that is used in swimwear and sportswear.
Bà Anselmi cho biết việc thiếu nhân công trong sản xuất và tất cả các khâu hậu cần do các đợt phong tỏa và hạn chế đã dẫn đến sự chậm trễ kéo dài.
Anselmi said the lack of workers in production and all logistics due to lockdowns and restrictions has created long, long delays.
Mặc dù chính phủ bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc khi đất nước chứng kiến số ca mắc hàng ngày giảm dần, nhưng hàng triệu cư dân đang phải tuân theo lệnh ở nhà trong nhiều tháng và lo lắng về tác động lâu dài đối với ngành sản xuất của Việt Nam.
While the government started to ease nationwide social distancing measures as the country has seen a steady decline in daily infections, millions of local residents have been under stay-at-home orders for months and fretting over the long-term impact on Vietnamese manufacturing.
Hơn nữa, các thủ tục phức tạp của các trạm kiểm soát ngừa coronavirus và các quy định về giấy phép đi lại khó hiểu trong nước đã tạo ra rào cản cho các tài xế xe tải và các doanh nghiệp. Nhiều tài xế cho biết họ đã phải đợi xe ba ngày đêm để chuyển hàng hóa.
Moreover, complex procedures of coronavirus checkpoints and confusing travel permit regulations in the country have created hurdles for truck drivers and businesses. Many drivers said they had been forced to wait three days and nights in their vehicle to move goods.
Sự chậm trễ và hạn chế đã và đang là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, nhiều công ty nước ngoài đã chuyển hướng sang Việt Nam từ Trung Quốc - một xu hướng do cuộc chiến thương mại gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh.
The delays and restrictions have been a major headache for foreign businesses. Many of foreign firms have pivoted to Vietnam from China in recent years -- a trend triggered by the bruising trade war between Washington and Beijing.
Truyền thông trong nước đưa tin, vào tháng 8, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết 90% chuỗi cung ứng trong lĩnh vực may mặc đã bị phá vỡ.
In August, the Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas) said 90 % of supply chains in the garment sector were broken, local media reported.
Tuần trước, Nike cho biết họ đang phải vật lộn với tình trạng thiếu dụng cụ thể thao và cắt giảm doanh thu dự báo. Hãng này cho biết thêm 80% nhà máy ở miền Nam và gần một nửa nhà máy may mặc của họ ở Việt Nam đã đóng cửa.
Last week, Nike said it was struggling with shortages of its athletic gear and cut its sales forecasts, adding that 80 % of its factories in the south and nearly half of its apparel plants in Vietnam had shut their doors.
Mặc dù mô hình “3 tại chỗ” đã được thiết lập ở một số nhà máy trong bối cảnh các nhà máy đóng cửa và các hạn chế về giãn cách xã hội, nhưng Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết chi phí này là quá cao đối với nhiều công ty.
Although the “3-on-site” model was set up in some factories amid lockdowns and social distancing restrictions, Vitas said that the cost was prohibitive for many.
Công ty bán lẻ Fast của Nhật Bản, công ty sở hữu thương hiệu Uniqlo nổi tiếng, cho biết việc tồn đọng áo len, quần thể thao, áo hoodie và váy đầm tăng lên do các đợt phong tỏa ở Việt Nam. Trong khi đó, hãng Adidas cho biết các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể gây thiệt hại về doanh thu lên tới 500 triệu euro (585 triệu USD) vào cuối năm nay. Nike và Adidas thừa nhận họ đang tìm cách sản xuất tạm thời ở những nơi khác.
Japan's Fast retailing, which owns the well-known Uniqlo brand, said hold-ups on sweaters, sweatpants, hoodies, and dresses are driven by Vietnam’s lockdowns, while Adidas said supply chain issues could cost it as much as 500 million euros ($585 million) in sales by the end of this year. Nike and Adidas admitted they were looking to temporarily produce elsewhere.
Trong một bức thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, các hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu đại diện cho Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi đất nước này cũng như 20% thành viên sản xuất buộc phải rời đi. "Một khi sản xuất thay đổi, rất khó để quay trở lại", họ viết.
In a letter to Prime Minister Pham Minh Chinh, leading business associations representing the United States, the European Union, South Korea, and Southeast Asian nations sounded the alarm over production shifting away from the country as well as 20 % of its manufacturing members had already forced to leave. "Once production shifts, it is difficult to return," they wrote.
Khủng hoảng sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam mà còn đang đe dọa nguồn cung cà phê toàn cầu khi quốc gia này hiện là nhà sản xuất hạt cà phê robusta lớn nhất thế giới - loại cà phê được sử dụng trong cà phê hòa tan. Giá của mặt hàng này hiện đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua.
The health crisis has not only hit Vietnam's textile industry but is also threatening global coffee supplies when the country is now the world's largest producer of robusta beans -- the variety used in instant coffee. Prices for the commodity are now sitting at a four-year high.
Các công ty ô tô cũng không thoát khỏi - Toyota cho biết sản lượng đã bị cắt giảm trong tháng 9 và tháng 10 do một phần của các đợt phong tỏa ở Việt Nam cũng như Malaysia.
Car companies have not escaped either -- Toyota said production was slashed for September and October owing partly to lockdowns in Vietnam as well as Malaysia.
Tình trạng thiếu hụt ngày càng trở nên tồi tệ hơn do nhu cầu ở các nước phương Tây gia tăng sau đợt sụt giảm do coronavirus gây ra.
Shortages have got worse by a rise in demand in the Western countries after a coronavirus-induced slump.
Tuy nhiên, bà Anselmi, người được đề cập ở trên, vẫn tin rằng các công ty sẽ gắn bó với Việt Nam nếu họ có thể trở lại bình thường vào tháng 10 này.
However, Anselmi who was mentioned above, still believed companies will stick with Vietnam if they can return to some kind of normality in Oct.
Theo: AFP
Content Writer: Anh Tuấn