Năm 1892, Asa Candler thành lập công ty Coca-Cola và công ty đó đã tồn tại cho đến ngày nay. Mặc dù vậy, công ty này không có quyền thực sự với sáng chế hay biết được công thức thực sự. Cả hai đều được Charley Pemberton, con trai người dược sĩ tạo ra công thức ban đầu nắm giữ. Khi nhận thức được giá trị của công thức đó, một cuộc chiến đã nổ ra giữa Pemberton và Candler.
In 1892, Asa Candler founded the Coca-Cola Company and since then the company has existed to this day. However, this company has no real right to the invention or know the real recipe. Both were held by Charley Pemberton, the son of the pharmacist who created the original recipe. When being aware of the value of that recipe, a fight broke out between Pemberton and Candler.
Sau khi Pemberton qua đời hai năm sau (vì lạm dụng rượu và thuốc phiện), Candler đã giành được toàn quyền kiểm soát tài sản sở hữu trí tuệ của Coca-Cola bao gồm bằng sáng chế y học ban đầu, nhãn hiệu của tên Coca-Cola, nhãn hiệu và bản quyền đối với logo bằng chữ và bí mật kinh doanh của công thức ban đầu vốn được bảo vệ rất cẩn thận.
After Pemberton died two years later (because of alcohol and drug abuse), Candler gained full control over Coca-Cola's intellectual property assets including the original medical patent, the trademark of the name “Coca-Cola”, the trademark and copyright for the logo in words and the business secrets of the original recipe, are carefully protected.
Trong khi đó, vào gần như cùng thời điểm đó, một dược sỹ ở gần Bắc Carolina cũng phát triển loại thuốc bổ mang tên Pepsi nhưng đến tận năm 1903, công thức của Pepsi mới được cấp bằng sáng chế. Vấn đề là công thức này thậm chí có thể đã ra đời trước Coca-Cola. Đồ uống Pepsi cũng chứa soda và hạt kola nhưng vani lại được dùng làm thành phần chính thay coca bởi nó ít gây tê và ngon hơn.
Meanwhile, at about the same time, a pharmacist near North Carolina also developed a tonic called Pepsi, but it wasn't until 1903 that Pepsi's recipe was patented. The problem is that this recipe might even have been before Coca-Cola’s recipe. Pepsi drinks also contain soda and kola seeds, but vanilla is used as the main ingredient in the replacement of coca because it is less anesthetic and tastier.
Dù cạnh tranh trong cùng thị trường nhưng Pepsi đã có một số quyết định kinh doanh sai lầm. Khi Coca-Cola phát triển cực nhanh vào những năm 1920, Pepsi lại tuyên bố phá sản năm 1923, tròn 20 năm sau khi được cấp bằng sáng chế. Đến năm 1941, Pepsi mới được tái sinh ở New York.
Despite competing in the same market, Pepsi made some wrong business decisions. When Coca-Cola grew rapidly in the 1920s, Pepsi declared bankruptcy in 1923, only 20 years after being granted a patent. It was not until 1941 that Pepsi was reborn in New York.
Dưới đây là một số mốc thời gian đáng chú ý:
Here are some notable milestones:
Những năm 1880: Công thức của Pepsi được phát minh.
1880s: Pepsi's recipe was invented.
Năm 1886: Công thức của Coca-Cola được phát minh.
1886: Coca-Cola’s recipe was invented.
Năm 1886: Công thức của Coca-Cola được cấp bằng.
1886: Coca-Cola’s recipe was certificated.
Năm 1903: Công thức của Pepsi được cấp bằng.
1903: Pepsi’s recipe was certificated.
Những cột mốc đan xen này đã khiến bất kỳ vụ kiện tụng liên quan đến sáng chế nào trở nên rất phức tạp. Coca-Cola không thể nói rằng Pepsi ăn cắp sáng chế của họ vì Pepsi được cho là phát minh ra công thức từ trước. Mặt khác, Pepsi cũng không thể cáo buộc Coca-Cola vi phạm bản quyền do Coca-Cola được cấp bằng trước.
These overlapping milestones have made any patent-related litigation very complicated. Coca-Cola cannot say that Pepsi stole their invention because Pepsi is said to have invented the recipe beforehand. On the other hand, Pepsi could not accuse Coca-Cola of infringing copyright because patent the formula for Coca Cola was granted before.
Trong trường hợp nào đi chăng nữa, cả hai cũng không thực sự đối đầu với nhau vì sẽ chẳng đáng để lôi nhau ra tòa: Pepsi không phải mối bận tâm của Coca-Cola cho đến năm 1941 và bằng sáng chế của Coca-Cola hết hạn năm 1906, gần ba năm sau khi bằng của Pepsi có hiệu lực.
In either case, the two were not really facing each other because it wouldn't be worth the trial: Pepsi wasn't a concern for Coca-Cola until 1941 and a patent for Coca-Cola expired in 1906. Almost three years after the Pepsi’s patent was in effect.
Vì lý do đó, chẳng công ty nào có thể khẳng định rằng đối phương đang ăn cắp bí mật kinh doanh của mình. Ngay cả ở thời điểm hiện tại, việc này cũng khó thực hiện. Mỗi bên có xuất phát điểm từ công thức thuộc về hai dược sỹ khác nhau, những người đã tạo ra công thức gần như cùng một thời điểm. Ngày đó, khả năng hai người thuộc hai bang khác nhau quen biết nhau và một người ăn cắp công thức của người kia.
For that reason, no company can claim that the other party is stealing its business secrets. Even at the present time, this is difficult to do. Each side derives from a formula belonging to two different pharmacists, who created the recipe almost at the same time. That day, maybe two people from two different states knew each other and one of them stole the other's formula.
Về nhãn hiệu, Coca-Cola và Pepsi đều có nhãn hiệu riêng và chẳng ai nhầm lẫn hai công ty với nhau. Chỉ cần người tiêu dùng phân biệt được thì luật nhãn hiệu sẽ không được áp dụng. Còn về vấn đề bản quyền, việc này đã xảy ra từ khá lâu. Nhiều người tin rằng logo ban đầu của Pepsi đã sao chép của Coca-Cola.
In terms of brands, Coca-Cola and Pepsi both have their own brands and no one confuses the two companies. As long as consumers distinguish one of them, trademark law will not apply for this. As for copyright, this has happened a long time ago. Many believe that the original Pepsi logo was a copy of Coca-Cola.
To be continued...