Đám cưới của công chúa Mako tiết lộ sự thật về định kiến xã hội ở Nhật Bản
Wedding of Princess Mako reveals the truth about social prejudices in Japan
Phụ nữ vẫn bị đối xử tồi tệ khi chế độ quân chủ Nhật Bản đang suy yếu dần.
Women are still badly treated as the Japanese monarchy is dwindling.
Công chúa Mako và bạn trai Komuro Kei họ gặp nhau lần đầu ở Tokyo vào năm 2012 khi họ còn là sinh viên. Họ yêu nhau khi Mako đi du học. Đôi tình nhân trẻ đính hôn vào năm 2017.
Princess Mako and her boyfriend Komuro Kei were undergraduates when they first met in Tokyo back in 2012. They fell in love together as Mako studied abroad. The young lovers got engaged in 2017.
Tuy nhiên, các tờ báo lá cải của Nhật đã đào bới nhiều về cuộc đời vị hôn phu của cô và phát hiện ra rằng mẹ anh được cho là đã vay chồng cũ 4 triệu yên (35.000 USD) nhưng không trả lại. Vì vậy, nhiều độc giả đã gọi Komuro, một thường dân, là một kẻ đào mỏvà đặt câu hỏi liệu tình yêu của ông dành cho công chúa có thật hay không.
However, Japanese tabloids dug into the life of her fiance and found that his mother had reportedly taken a loan of ¥4m ($35,000) from her ex-fiancé but did not return. Numerous readers, therefore, called Mr. Komuro, a commoner, a gold-digger and questioned whether his love for the princess was real.
Cuộc hôn nhân của họ bị trì hoãn và anh Komuro rời Nhật Bản để sang Mỹ học luật, nhưng scandal chưa bao giờ nguôi ngoai.
Their marriage was delayed and Mr. Komuro left Japan to study law in the US, but the scandal never dies down.
Khi anh trở lại vào đầu năm 2021, truyền thông trong nước đã chú ý đến kiểu tóc đuôi ngựa của anh và họ tin rằng Mako không phù hợp với công chúa của họ.
Upon his return earlier in 2021, local media paid attention to his ponytail which they believed that Mako is unsuitable for their princess.
Ở quốc gia châu Á này, kiểu tóc là dấu hiệu quan trọng của sự phù hợp xã hội; nhiều trường yêu cầu học sinh để tóc đen, thẳng.
In the Asian country, hairstyles are important signs of social conformity; many schools require students to have straight, black hair.
Công chúa Mako đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương do các vụ scandal này. Đám cưới của họ vào ngày 26 tháng 10 là một sự kiện nhẹ nhàng, không có nghi lễ chính thức điển hình. Ngoài ra, còn có một cuộc biểu tình nhỏ trên đường phố phản đối cuộc hôn nhân của họ đã được tổ chức cùng ngày, với các công dân găng biểu ngữ thể hiện sự giận dữ.
Princess Mako has been diagnosed with post-traumatic stress disorder due to the scandals. Their wedding on October 26th was a subdued affair, without the typical formal ceremony. In addition, a small street protest against their marriage was held on the same day, with citizens waving angry placards.
Để tránh các cáo buộc về tài chính, công chúa Mako quyết định không nhận khoản thanh toán một lần trị giá khoảng 150 triệu yên mà các thành viên hoàng gia rời gia đình được hưởng. Đây là sự kiện đầu tiên trong lịch sử thời hậu chiến của Nhật Bản mà việc thanh toán như vậy đã không được thực hiện.
In order to avoid further financial accusations, Mako decided not to take a lump-sum payment valued at around ¥150m that royal members leaving the family are entitled to. This was the first event in Japan's postwar history that such payment has not been made.
Sự trì hoãn hôn nhân của họ thách thức chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Một mặt là cuộc đấu tranh của các hộ gia đình hoàng gia để thích ứng với môi trường truyền thông hiện đại. Mặt khác đó sự đối xử hà khắc với phụ nữ hoàng gia, một ví dụ điển hình cho sự phân biệt giới tính mà nhiều phụ nữ Nhật Bản phải đối mặt hàng ngày. Công chúa Mako không phải là người đầu tiên bị ảnh hưởng. Hoàng hậu Masako, vợ của hoàng đế hiện tại, Naruhito, cũng bị bệnh liên quan đến căng thẳng trong bối cảnh áp lực cao phải sinh ra con trai thừa kế. Thái hậu Michiko cũng bị mất giọng và ngừng nói trong vài tháng do áp lực tâm lý đè nặng.
The delay of their marriage challenges the world’s oldest surviving hereditary monarchy. One is the imperial household’s struggle to adapt to a modern media environment. Another is the harsh treatment of royal women, a typical example of the sexism that many Japanese women face on a daily basis. Princess Mako is not the first to be afflicted. Empress Masako, the wife of the current emperor, Naruhito, also suffered from stress-related illness amidst intense pressure to deliver a male heir. Dowager Empress Michiko also lost her voice and stopped speaking for several months owing to immense psychological pressure.
Sự rời đi của Công chúa Mako khiến hoàng gia chỉ còn lại 17 thành viên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nhật Bản chỉ truyền ngôi cho các thành viên nam trong gia đình hoàng gia. Chỉ còn lại ba người thừa kế tiềm năng: chú của hoàng đế, Hoàng tử Hitachi, 85 tuổi; anh trai của ông, Thái tử Akishino, 55 tuổi; và em trai của Mako, Hisahito, 15 tuổi.
Princess Mako’s departure leaves just 17 royal members. Under circumstances, Japan only passes the throne to male members of the royal family. There are only three potential male heirs left: the emperor’s uncle, Prince Hitachi, who is 85 years old; his brother, Crown Prince Akishino, who is 55; and Mako’s younger brother, Hisahito, who is 15.
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền nước này đã ngăn chặn các động thái cho phép phụ nữ lên ngôi.
The country's ruling Liberal Democratic Party has blocked moves to allow women to take the throne.
Theo: The Economist.com
Content Writer: Tử Quân