Hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia
India's rice export restrictions hit many countries
Các bang sản xuất gạo trọng điểm của Ấn Độ bao gồm Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh đã ghi nhận lượng mưa dưới mức trung bình, làm dấy lên lo ngại về sản lượng gạo quốc gia. Trong động thái mới nhất, chính phủ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì và hạn chế đối với các lô hàng đường trong năm nay.
Indian key rice-producing states including West Bengal, Bihar, and Uttar Pradesh have recorded below-average rainfall, raising concerns over national rice production. In the latest move, the government has already launched bans on wheat exports and restrictions on sugar shipments this year.
Theo ông Himanshu Agarwal, giám đốc điều hành tại Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của Ấn Độ, sản lượng xuất khẩu của nước này sẽ giảm ít nhất 25% trong những tháng tới vì những hạn chế mới.
The country’s export output would fall by at least 25% in the next months because of the new restrictions, according to Himanshu Agarwal, executive director at Satyam Balajee, India's biggest rice exporter.
Để đối phó với các lệnh cấm và hạn chế mới, các công ty xuất khẩu trong nước đã yêu cầu chính phủ đưa ra một số biện pháp cứu trợ cho các hợp đồng xuất khẩu trước đó, trong đó có đề xuất miễn thuế cho các hợp đồng đã ký kết, kèm theo phí cho tàu cập cảng.
In a response to the new bans and restrictions, local exporters asked the government to provide some relief measures for earlier export contracts, including a proposal for exempting already signed contracts from the levy, with fees for vessels loading at the ports.
Theo ông Agarwal, khách hàng sẽ không bao giờ chấp nhận nhiều hơn 20% so với hợp đồng đã thỏa thuận và ngay cả các nhà cung cấp cũng không thể chi trả khoản phí này.
Customers will never accept a price 20% higher than the agreed contracts and even providers could not cover the levy, according to Agarwal said.
Với mức kỷ lục 21,5 triệu tấn vào năm ngoái, Ấn Độ dẫn đầu trong số 5 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ.
With a record 21.5 million tonnes last year, India is the leading among the five biggest exporters in the world, followed by Thailand, Vietnam, Pakistan, and the United States.
Một đại lý có trụ sở tại Mumbai với một công ty thương mại toàn cầu cho biết Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo rẻ nhất với tỷ suất lợi nhuận lớn, đã bảo vệ Nigeria, Benin và Cameroon, và các quốc gia châu Phi khác khỏi việc tăng giá lúa mì và ngô.
A Mumbai-based dealer with a global trading firm said India, the cheapest rice exporter by a huge margin, shielded Nigeria, Benin and Cameroon, and other African countries from hikes in wheat and corn prices.
Ông cho biết thêm, gạo tấm nằm trong các hạn chế có thể ảnh hưởng nặng nề đến nu7co7c1 mua gạo tấm lớn nhất của họ là Trung Quốc vì nước này mua gạo tấm để làm thức ăn chăn nuôi.
Broken rice included in the restrictions could badly hit its biggest buyer of broken rice, China, as the country purchases it for feed purposes, he added.
Với việc mua 1,1 triệu tấn vào năm ngoái, Trung Quốc trở thành khách hàng mua gạo tấm lớn nhất của Ấn Độ, tiếp theo là một số nước châu Phi như Senegal và Djibouti cho mục đích tiêu thụ của con người.
With purchases of 1.1 million tonnes last year, China become India’s biggest buyer of broken rice, followed by some African countries like Senegal and Djibouti for human consumption.
Ấn Độ đã trải qua lượng mưa gió mùa dưới mức trung bình, làm hạn chế việc trồng ngũ cốc. Thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt bất ổn từ hạn hán, các đợt nắng nóng, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nhu cầu nhiên liệu, nguồn cung cấp lương thực.
India has experienced below-average monsoon rainfall, curtailing grain planting. The world is facing a series of instabilities from drought, heat waves, Russia's attack on Ukraine, fuel demand, and food supplies.
Theo: Reuters
Content Writer: Thu Hà