Nguồn gốc tên một số con phố cổ ở Hà Nội
The origin of the names of some old streets in Hanoi
Nhiều người thắc mắc vì sao lại có tên phố là Hàng Ngang. Theo Từ điển Hà Nội địa danh của tác giả Bùi Thiết, do ở hai đầu phố trước đây có các bức tường chắn ngang, ở giữa là cổng gỗ, ban ngày mở ra, ban đêm đóng lại nên gọi là Hàng Ngang.
Many wonder why the street is named Hang Ngang. This is just because at the two ends of the street there were previously horizontal retaining walls, meanwhile, in the middle is a wooden gate, which opens during the day and closes at night, so it is called Hang Ngang, according to the Hanoi Dictionary of place names by author Bui Thiet.
Đây vốn là nơi buôn bán của người Hoa gốc Quảng Đông, họ làm cổng cho cả phố để đảm bảo an ninh. Thời Pháp thuộc, phố có tên là rue des Cantonnais (phố của người Quảng Đông).
The venue was originally a trading place for the Cantonese Chinese people, who made the gate for the whole street to ensure security. During the French colonial period, the street was called rue des Cantonnais (Cantonese street).
Ngày nay còn lưu lại một bức tranh từ thời Pháp ghi lại hình ảnh bức tường và cánh cổng ngang phố này, với chú thích rõ ràng “Porte de la rue des Cantonnais” (Cổng phố của người Quảng Đông). Trước đây, phố này là nơi Hoa kiều bán các mặt hàng chè, thuốc, vải vóc.
Today, there is a painting from the French period that shows the wall and gate across this street, clearly captioned "Porte de la rue des Cantonnais" (Gateway of the Cantonese). In the past, this street was the place for the Chinese to sell tea, medicine, and fabrics.
Cùng với tên phố Hàng Ngang, ở cửa Nam thành cổ Hà Nội còn có phố Đình Ngang, với lý giải: Vào thời Lê, phố này có cái đình chắn ngang giữa đường, nên dân gian gọi là “Hoành Đình”. Sau này đình bị phá dỡ, nhiều người cho rằng, dấu tích của đình chính là bãi đất rộng ở đầu phố, hiện dùng làm bãi đỗ xe.
Along with the name of Hang Ngang street, at the southern gate of Hanoi's ancient citadel, there is also Dinh Ngang street, with the explanation: In the Le Dynasty, this street had a pavilion blocking the middle of the road, so folk called "Hoang Dinh". The communal house was later demolished, and many people believe that the vestige of the communal house is a large land at the beginning of the street, now used as a parking lot.
Còn phố Hàng Đào, nối liền phố Hàng Ngang xuống Hồ Hoàn Kiếm, là nơi chuyên bán lụa là của các thương nhân người Việt. Nguồn gốc cái tên này là vì từ thời Lê, đây là khu vực chuyên nghề nhuộm màu cho vải, trong đó chủ yếu là nhuộm màu hồng đào.
Meanwhile, Hang Dao Street, connecting Hang Ngang Street to Hoan Kiem Lake, is a place for Vietnamese merchants to sell silk. The origin of this name is because, since the Le Dynasty, this is an area that specialized in dyeing fabrics, mainly dyeing peachy pink.
Có thể nhiều người chưa biết, Phố Hàng Gai trước đây bán loại gai gì? Đó là các loại dây tước từ vỏ cây gai, cây đay để đan võng, bện thừng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, sau này, các cửa hàng bán vỏ cây gai đã chuyển về phố Bát Đàn.
Maybe many don't know about what kind of spikes Hang Gai Street did sell before. These are ropes stripped from the bark of hemp and jute trees to weave hammocks and braid ropes. According to researcher Nguyen Vinh Phuc, later, the shops selling thorns moved to Bat Dan street.
Từ phố Hàng Gai đi ra Hàng Quạt, có phố Tố Tịch. Nhiều người nhầm tưởng phố đặt theo tên người. Nhưng thực ra Tố Tịch, chữ Hán nghĩa là chiếu trắng. Có lẽ, tên phố chỉ mặt hàng người dân ở đây buôn bán từ thời xưa.
From Hang Gai street to Hang Quat, there is To Tich street. Many people mistakenly think that streets are named after a person. But, actually, To Tich, the Chinese character means white mat. Perhaps, the street name referred to the goods that people here have traded in since ancient times.
Ở ngang phố Tạ Hiện, có ngõ Hài Tượng. Nghĩa chữ Hán thì hài là giày, tượng là thợ, Hài Tượng là phố của những người thợ làm giày. Đây là nơi tập trung của những người thợ làm nghề thuộc da, đóng giày, khâu hài gốc từ làng Chắm, xã Phong Lâm, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương di cư lên. Ngày xưa ngõ này thông sang phố Hàng Giầy, cũng là phố chung một nghề của những người thợ làng Chắm.
Across Ta Hien street, there is Hai Tuong alley. In Chinese, “hài” is a shoe, “tượng” is a worker, so Hai Tuong is the street of shoemakers. This is the place where the original leather workers, shoemakers, and “hài” stitch migrated from Cham village, Phong Lam commune, Tu Ky district, Hai Duong province. In the past, this alley was connected to Hang Giay street, which was also the common street of Cham village workers.
Một số tên phố cho biết về bộ máy hành chính của kinh thành Thăng Long xưa, như các phố Phủ Doãn, Ngõ Huyện, Thọ Xương.
Some street names tell about the administrative apparatus of the ancient Thang Long citadel, such as Phu Doan, Ngo Huyen, and Tho Xuong streets.
>> Khóa Viết Email Cho Công Việc
Thời Lê, đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ Doãn (tương đương UBND thành phố Hà Nội bây giờ) đặt trụ sở ở phố Phủ Doãn ngày nay.
During the Le Dynasty, the head of Phung Thien government was the official Phu Doan (equivalent to the People's Committee of Hanoi now) based in Phu Doan street today.
Phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Huyện Vĩnh Xương đến thời Nguyễn đổi tên thành huyện Thọ Xương, bao gồm phần đất của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa. Khu vực đặt sở lỵ của huyện Thọ Xương sau này có tên là ngõ Thọ Xương. Con ngõ cạnh đó có tên Ngõ Huyện cùng lý do. Trước đây, cả hai ngõ này đều có tên là Ngõ Huyện.
Phu Phung Thien consists of two districts: Quang Duc and Vinh Xuong. Vinh Xuong district, in the Nguyen Dynasty, changed its name to Tho Xuong district, including the land of Hoan Kiem, Hai Ba Trung, and a part of Dong Da district. The area where “sở lỵ” (1) of Tho Xuong district was located was later called Tho Xuong alley. The alley next to it is named Ngo Huyen for the same reason. Previously, both of these alleys were named Ngo Huyen.
Từ phố Phủ Doãn sang phố Nhà Chung có phố Chân Cầm. Tên phố này ghép từ tên hai thôn ngày xưa là Chân Tiên và Minh Cầm.
From Phu Doan street to Nha Chung street, there is Chan Cam street. The name of this street is a combination of the names of two villages in the past, Chan Tien and Minh Cam.
Dọc phố Phủ Doãn ngược lên phía Bắc là phố Đường Thành. Đây là con đường nằm bên tường thành Hà Nội xưa. Theo “Từ điển đường phố Hà Nội” của tác giả Giang Quân, do phố chạy qua cửa Chính Đông thành cổ nên trước đây có tên là phố Cửa Thành. Thời Pháp thuộc gọi phố này là Rue de la Citadelle (phố Thành). Sau Cách mạng Tháng Tám, phố chính thức được đặt tên là Phố Đường Thành.
Along Phu Doan Street to the north is Duong Thanh Street. This is the road located on the side of the old Hanoi wall and the street runs through the main gate of the old citadel, so it was formerly called Cua Thanh street, according to "Hanoi Street Dictionary" by author Giang Quan. During the French colonial period, this street was called Rue de la Citadelle (Thanh city). After the August Revolution, the street was officially named Duong Thanh Street.
Trên phố Đường Thành có ngõ Tạm Thương. Tên ngõ này có khoảng đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn. Ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính, gọi là kho Trạm Thương. Về sau nhân dân thấy thóc chứa ở đây mới là tạm thời nên gọi luôn là kho Tạm Thương rồi trở thành tên ngõ cùng tên.
On Duong Thanh street, there is Tam Thuong alley. The name of this lane dates back to the early 19th century, under the Nguyen Dynasty. A warehouse was built here to temporarily store the tax grain paid by the people before it was moved to the main warehouse, called Tram Thuong. Later people saw that the rice stored here was temporary, it was always called Tam Thuong warehouse and then became Tam Thuong alley.
Từ phố Đường Thành (cạnh chợ Hàng Da) đến phố Phùng Hưng có Ngõ Trạm. Đây là nơi có một trạm dịch, chuyên chuyển phát công văn từ thành Hà Nội đi các tỉnh.
From Duong Thanh street (next to Hang Da market) to Phung Hung street, there is Tram Alley. This is where there is a transportation station, specializing in delivering official documents from the city of Hanoi to the provinces.
Từ phố Hàng Mã thông sang Hàng Vải có phố Cổng Đục bắt nguồn từ đoạn tường thành ở đây bị đục ra làm cổng để đi lại.
From Hang Ma Thong street to Hang Vai, there is Gate Duc street originated from the section of the wall here chiseled out as a gate to travel.
Hà Nội còn có phố Hàng Rươi, nhiều người băn khoăn: Rươi mỗi năm chỉ có một mùa, là hai tháng 9, 10 cuối mùa thu, vậy thời gian còn lại trong năm, các cửa hàng ở phố này bán gì? Điều này được giải thích là: Những ngày còn lại trong năm, các nhà buôn trên phố hay bán mắm rươi.
Hanoi also has Hang Ruoi street, many people wonder: There is only one season of Rươi (2) per year, which is September and October at the end of autumn, so what do the shops on this street sell for the rest of the year? This is explained as: The rest of the year, traders on the street often sell Rươi fermented sauce.
Note:
(1) Lỵ sở (tiếng Pháp: préfecture) tại Pháp có thể là:
Một tỉnh lỵ (Chef-lieu de département) của một tỉnh;
Một thủ phủ (Chef-lieu de région) của một vùng;
Tổng hành dinh hay nơi cư ngụ chính thức của một tỉnh trưởng hay thủ hiến.
(2) Rươi: is a kind of sandworm that is used for “Cha Rươi”, a famous specialty of Vietnam.
Theo: Đại Việt Sử Quán
Content Writer: Minh Huyền