Nguồn gốc của cụm từ 'Bà Tám' theo phương ngôn miền Nam Việt Nam
The origin of the phrase "Bà Tám" in the Southern dialect of Vietnam
Chúng ta thường dùng từ “bà Tám” để chỉ người phụ nữ nhiều chuyện, hay bàn tán và lan truyền tin của người nọ người kia. Từ cách nói này mới phát sinh thêm “ông Tám” để chỉ người đàn ông nhiều chuyện, rồi động từ “tám” tức buôn chuyện. Vậy xuất xứ của “bà Tám” là ở đâu?
We often use the word “bà Tám” to refer to a talkative woman who talks and spreads something from one person to another. From this expression, “ông Tám” is added to refer to a talkative man, therefore the verb “tám” means gossip. So where is the origin of “Bà Tám”?
Có ý kiến cho rằng “bà Tám” là một nhân vật có thật xuất thân từ xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Bà là con thứ bảy trong mười người con của gia đình, thường đi hóng chuyện và tụ tập chị em phụ nữ để bàn tán về những gì mình nghe được. Chúng tôi không biết bà Tám này có tồn tại thật hay không, nhưng nếu có thì cũng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì có thể thấy từ “Tám” đã được dùng từ rất lâu đời, có thể là từ khi chưa hình thành huyện Cần Giuộc nữa.
There is an opinion that “Bà Tám” is a real character from Tan Tap commune, Can Giuoc district, Long An province. She was the seventh of ten children in the family, often going out to talk a lot with others about what she heard. We don't know if this Tam really existed or not, but if she did, it is also a coincidence, because it can be seen that the word "Tám" has been used for a long time, possibly since Can Giuoc district had not been formed yet.
Theo nhiều tài liệu, ta có thể thấy cách nói này vốn xuất phát từ tiếng Hoa Bát bà (八婆) dịch thuần ra chính là “bà Tám”. Nhưng vì sao người Hoa lại gọi là Bát bà? Có hai giả thuyết cho điều này:
We can see that this saying comes from the Chinese Bā pó (八婆) which translates as "Bà Tám", based on some documents. But why do the Chinese call it Bā pó? There are two theories for this:
Giả thuyết thứ nhất tương tự như ý kiến về bà Tám ở Long An. Có điều bà Tám này ở Trung Hoa, tên là Chu Yên (hay Chu Yến). Bà là con thứ tám trong gia đình, làm thuê cho nhà người phú thương Hà Đông. Sau bà bán bí mật làm ăn của Hà Đông cho một lái buôn Anh quốc, bị phát hiện và kết án. Danh từ bà Tám từ đó mà thành.
The first hypothesis is similar to the opinion about Bà Tám in Long An. But Bā pó is in China, her name was Chǔ yán (楚顏). She is the eighth child in the family, working for the rich merchant Hā dōng (哈東). After that, she sold the business secrets of Hā dōng to a British merchant, which was discovered and convicted. The noun Bà Tám came from there.
Giả thuyết thứ hai cho rằng Bát bà phải dịch là “tám người đàn bà”, để chỉ tám nghề thấp kém dành cho phụ nữ. Cách dịch này cũng tương tự như “cửu long” là chín rồng hay “tam quốc” là ba đất nước, không có gì xa lạ cả. Vậy tám nghề này là gì?
The second theory is that Bā pó must be translated as "eight women", to refer to eight lowly occupations for women. This translation is similar to "Cuu Long" which means nine dragons or "Three Kingdoms" which means three countries, nothing strange at all. So what are these eight occupations?
>> Khóa Học Giao Tiếp Hàng Ngày
Đó là các nghề mai mối, đỡ đẻ, trang điểm, giã gạo, giặt đồ, gánh hàng rong, vú nuôi và lên đồng (hay thầy bói). Do đặc điểm công việc mà những người này có thể tiếp xúc được với nhiều chuyện, đặc biệt là chuyện vặt trong nhà người khác rồi đem đi bàn tán khắp nơi. Từ đó mới hình thành từ bát bà, mà qua tiếng Việt bị hiểu thành “bà Tám”.
They are matchmaking, midwifery, makeup, pounding rice, washing clothes, street vendors, nannies, and witches or fortune tellers. Due to the characteristics of their job, they could know many things, especially little things in other people's families, and then discuss them everywhere. From there, the word ' Bā pó ' was formed, which in Vietnamese is interpreted as "Bà Tám".
Chúng tôi thiên về giả thuyết thứ hai hơn, vì số tám với người Trung Hoa thường tượng trưng cho sự toàn vẹn, rộng khắp. “Bốn phương tám hướng” chỉ khắp mọi phương hướng.
We are more inclined to the second hypothesis because the number eight for the Chinese often symbolizes wholeness and spaciousness. "Four directions and eight directions" refer to all directions.
Bát quái được coi là tám quẻ hình thành nên vũ trụ. Tiếng Nhật có thành ngữ Bát phương mĩ nhân (八方美人), tương ứng với “Bát diện linh lung” (八面玲珑) trong tiếng Hoa để chỉ người đẹp toàn diện. Như vậy dùng “bát bà” để chỉ khắp các bà nhiều chuyện là hợp lý. Trên thực tế, bát bà còn được gọi là “bát quái bà” (八卦婆), điều này càng củng cố thêm lập luận trên.
The eight trigrams (Bāguà -八卦) are considered to be the eight hexagrams (Guà xiàng -卦象) that form the universe. The Japanese have an idiom called "Eight-faced beauty" (八方美人), which corresponds to "eight-faced shimmering" (Bāmiànlínglóng - 八面玲珑) in Chinese to refer to a perfect beauty. Thus, it is reasonable to use " Bā pó " to refer to talkative women. In fact, Bā pó is also known as the “Bāguà pó” (八卦婆), which further strengthens the above argument.
Thành ngữ Trung Hoa còn có câu “tam cô lục bà” (三姑六婆) để chỉ những người phụ nữ làm nghề bất chính. Đối chiếu với cách dùng “lục bà” ở đây thì rõ ràng “bát bà” là tám người đàn bà chứ không phải người đàn bà thứ tám.
The Chinese idiom also has the phrase " Sāngūliùpó " (三姑六婆) to refer to women who do illegal jobs. Compared to the usage of "six women" here, it is clear that " Bā pó " are eight women, not the eighth woman.
Vậy có thể kết luận, bà Tám vốn xuất phát từ tiếng Hoa “bát bà”, nghĩa là tám người đàn bà nhiều chuyện, sau vô tình bị hiểu sai thành người con thứ tám. Nói về phụ nữ đa sự, tiếng Hoa còn có cách gọi “trường thiệt phụ” (長舌婦) tức “mụ lưỡi dài”.
Thus, it can be concluded that bà Tám, which comes from the Chinese word " Bā pó ", which means eight talkative women, was accidentally misinterpreted as the eighth child. Talking about the kind of woman, the Chinese also have a way of calling "long-tongued mother" (Chángshé fù -長舌婦).
Nguồn:
Báo Người Lao Động
Bách khoa từ điển Baidu
Tiếng Việt giàu đẹp
Content Writer: Minh Huyền