Lượng đơn đặt hàng mới giảm tác động đến hoạt động sản xuất ở các nền kinh tế châu Á nhỏ hơn
Decline in new orders hit manufacturing activity in smaller Asian economies
Tháng trước, chỉ số PMI sản xuất của Ngân hàng au Jibun Nhật Bản đã giảm xuống 50,8, mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 1 năm 2021.
Last month, the au Jibun Bank Japan Manufacturing PMI was recorded to slump to 50.8, the weakest growth rate since January 2021.
Theo PMI của Nhật Bản, số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh với tốc độ nhanh nhất trong hai năm, bao gồm cả đợt sụt giảm mạnh nhất trong một năm do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và các đối tác thương mại khác.
A sharp decline in new orders at the fastest rate in two years, including its sharpest–year decline driven by weakening demand from the Chinese market and other trading partners, according to Japan's PMI.
Joe Hayes, nhà kinh tế cấp cao tại S&P Global Market Intelligence cho rằng đồng Yên suy yếu chẳng những không giúp thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu mà còn làm tăng lạm phát nhập khẩu và gây áp lực sâu lên giá trong nước.
Joe Hayes, senior economist at S&P Global Market Intelligence argued the weakening yen is not only not helping to boost export demand but is also driving up import inflation and putting pressure on domestic prices further.
Đối với các ngành tăng trưởng cao, sự suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đang tạo nên những đám mây đen cho triển vọng của họ. Cuối tuần trước, Tesla Inc, một trong những nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu, đã công bố lượng giao xe điện thấp hơn dự kiến trong quý 3 do những thách thức về hậu cần ảnh hưởng đến mức giao hàng kỷ lục của hãng.
For high-growth industries, the global economic slowdown is also building black clouds on their outlook. Last weekend, Tesla Inc, one of the top electric car makers, announced electric vehicle deliveries were lower than expected in the third quarter as logistical challenges hit its record deliveries
Chính phủ Đài Loan và Malaysia ghi nhận các hoạt động sản xuất đã giảm với tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước khác trong khu vực trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam. Lý do đằng sau điều này là do chi phí nguyên liệu thô tăng và tâm lý doanh nghiệp bị đè nặng bởi triển vọng u ám của nền kinh tế toàn cầu.
Taiwan and Malaysia governments recorded that manufacturing activities have become narrow with growth at a slower pace in other countries in the region including Japan, India, and Vietnam. The reason behind this is rising raw material costs and corporate sentiment weighed down by the gloomy outlook for the global economy.
Xem thêm:
>> Hoạt động sản xuất bị thu hẹp ở Trung Quốc
>> Sau vụ kiện CNN, ông Trump tuyên bố sẽ đệ đơn kiện các công ty truyền thông lớn khác
>> Suy thoái toàn cầu khiến hoạt động của nhà máy suy giảm trên toàn thế giới
Theo: The Economist
Content Writer: Trúc Hạ