Khủng hoảng nguồn cung buộc các nhà bán lẻ Nam Phi rời khỏi thị trường châu Á
Supply crisis forces South African retailers to leave Asian market
Chi phí vận chuyển tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu do các đợt bùng phát dịch COVID-19 đang buộc các nhà bán lẻ Nam Phi phải tìm kiếm các nguồn sản phẩm khác trong khu vực, chấm dứt sự phụ thuộc nhiều vào châu Á.
Spiralling shipping costs and globe-spanning supply chain disruptions triggered by COVID-19 outbreaks have been forcing South African retailers to seek other sources of products locally, ending their heavy reliance on Asia.
Châu Á là thị trường nhập khẩu lớn của Nam Phi, với hơn 50% hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm da, chủ yếu là từ Trung Quốc. Thế nhưng, trước những khó khăn ngoài tầm kiểm soát, bao gồm cả tình trạng thiếu điện của Trung Quốc, các nhà bán lẻ của nền kinh tế hàng đầu châu Phi đã phải chuyển hướng.
Asia is South Africa's major import market, with more than 50% of textiles, footwear, and leather products, mainly from China. However, with difficulties out of control, including China's power shortage, retailers in Africa's top economy had to turn.
Bốn nhà bán lẻ hàng đầu của Nam Phi cho biết mặc dù họ được hưởng ưu đãi thuế để tìm nguồn hàng tại địa phương từ chương trình năm 2019 do chính phủ phát động, nhưng loạt vấn đề mới nhất phát sinh ngoài châu Á đã thúc đẩy quyết định thay đổi của họ.
Four South African top retailers said although they were enjoyed tax incentives to source goods locally from a 2019 program launched by the government, the latest spate of problems arising from Asia has accelerated their decision to make a shift.
Nam Phi chủ yếu nhập khẩu đồ nội thất, vì vậy họ đang cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau để sản xuất trong nước, đặc biệt với chi phí vận chuyển hiện đã tăng 400%, theo Giám đốc điều hành TFG Anthony Thunström.
South Africa mostly imported furniture, so they were considering various options to manufacture locally, particularly with shipping costs up 400% now, according to TFG Chief Executive Anthony Thunström.
>> Khóa Học Biên - Phiên Dịch Tiếng Anh
TFG, một trong những tập đoàn chuỗi cửa hàng độc lập hàng đầu ở Nam Phi với nguồn cung cấp 72% quần áo tại địa phương, cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tháng 11 rằng họ muốn sản xuất trong nước 30 triệu mặt hàng mỗi năm trong vòng 4 năm, tăng từ 11,5 triệu mặt hàng ở thời điểm hiện tại. . Bên cạnh đó, đồ nội thất và đồ trang sức cũng đang được bổ sung vào danh sách nguồn hành trong nước ngày càng tăng của tập đoàn này.
TFG, one of the foremost independent chain-store groups in South Africa with its sources 72% of its clothes locally, said in a statement in earlier November it wants to locally manufacture 30 million pieces per year within four years, rising from 11.5 million at the moment. Besides, furniture and jewelry are also being added to the group’s growing local products sources list.
Ông Thunström cho biết thêm mặc dù Nam Phi đã sản xuất nhiều đồ trang sức của TFG, nhưng ông mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc tìm nguồn cung ứng trong nước.
Although the country has made much of TFG's jewelry, he wanted to further push local sourcing, Thunström added.
Trong khi đó, chủ sở hữu thương hiệu quần áo nữ Hobbs and Whistles của Anh và thương hiệu đồ gia dụng @Home của Nam Phi muốn các sản phẩm này được sản xuất trên cơ sở quay vòng nhanh chóng để cải thiện thời gian bán hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu như Zara, thuộc sở hữu của Inditex và đối thủ Thụy Điển H&M.
Meanwhile, the owner of British women's wear brands Hobbs and Whistles and South Africa's @Home homeware brand wanted these products to be made on a quick turnaround basis to improve lead times as well as increase its competitiveness against global brands such as Zara, owned by Inditex and Swedish rival H&M.
Trong một thông báo vào ngày 11 tháng 11, TFG cho biết sẽ chi thêm 575 triệu rand (37 triệu đô la) trong vòng ba đến năm năm tới để phát triển năng lực sản xuất trong nước.
In an announcement on Nov.11, TFG said a further 575 million rand ($37 million) would be spent over the next three to five years to develop domestic manufacturing capability.
Trên thực tế, các nhà bán lẻ ở quốc gia cực nam châu Phi này không đơn độc trong việc tìm kiếm các nguồn hàng địa phương vì những hạn chế cho thấy tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu và các trung tâm sản xuất chi phí thấp dẫn đến sự phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là từ các thị trường châu Á.
In reality, retailers in the southernmost country in Africa are not alone in seeking local sources as constraints expose the vulnerability of global supply chains and low-cost manufacturing hubs which have led to an over-dependence on imports, particularly from Asian markets.
Benetton và Hugo Boss của Ý đã tiết lộ rằng họ cũng đang tìm kiếm nguồn quần áo gần quê nhà hơn.
Italy's Benetton and Hugo Boss, have already disclosed they are also looking for sources of clothes closer to home.
Theo: Reuters
Content Writer: Anh Tuấn