Giá gạo tăng đột biến cho thấy sự gián đoạn lương thực do khí hậu
Rice price spike offers preview of climate food disruption
Các chuyên gia cho rằng giá gạo ở mức cao nhất trong 15 năm, do hạn chế xuất khẩu gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ, sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh về việc biến đổi khí hậu có thể làm gián đoạn nguồn cung lương thực như thế nào.
A 15-year high in rice prices, prompted by top exporter India's restrictions on overseas sales, should be a wake-up call on how climate change can disrupt food supplies, experts say.
Tuần trước, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp cho biết giá gạo đã tăng 9,8% trong tháng 8.
Rice prices jumped 9.8 percent in August, the Food and Agriculture Organization said last week.
Việc tăng giá gạo xảy ra sau quyết định vào tháng 7 của Ấn Độ, nước chiếm 40% xuất khẩu gạo toàn cầu, cấm bán gạo non-basmati ra nước ngoài.
That followed the July decision by India, which accounts for 40 percent of global rice exports, to ban the overseas sale of non-basmati rice.
Chính phủ cho rằng giá mặt hàng chủ lực trong nước tăng vọt là do địa chính trị, mô hình thời tiết El Nino và "điều kiện khí hậu khắc nghiệt".
The government cited soaring domestic prices for the staple, caused by geopolitics, the El Nino weather pattern and "extreme climatic conditions."
Năm nay được dự đoán sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người và tác động của kiểu thời tiết El Nino theo mùa có thể khiến điều kiện thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
This year is expected to be the hottest in human history, and the impacts of the seasonal El Nino weather pattern could make conditions even harsher.
Bất chấp lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều vùng phía bắc Ấn Độ, tháng 8 năm nay vẫn là tháng nóng nhất và khô hạn nhất được ghi nhận ở nước này.
Despite severe flooding in parts of northern India, this August was the country's hottest and driest on record.
Mùa gió mùa mang lại tới 80% lượng mưa hàng năm của đất nước đã thấp hơn nhiều so với mức bình thường.
The monsoon season which brings up to 80 percent of the country's annual rain has been far below normal levels.
Các hạn chế trong tháng 7 của Ấn Độ diễn ra sau quyết định vào tháng 9 năm ngoái cấm xuất khẩu một loại gạo khác vốn là mặt hàng chủ lực ở một số vùng của châu Phi.
India's July restrictions followed a decision last September to ban exports of another variety of rice that is a staple in parts of Africa.
Theo phân tích của BMI, bộ phận nghiên cứu của Fitch Group, có tới 8% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu trong năm 2023/24 hiện có thể không còn có mặt ở thị trường.
Up to eight percent of global rice exports for 2023/24 could now be taken out of the market, according to analysis by BMI, Fitch Group's research arm.
Theo: Reuters
Content Writer: Anh Tuấn