Kế hoạch khoan xuyên lớp vỏ Trái Đất
The mission to drill through the Earth's crust
Vào tháng trước, một nhóm các nhà khoa học thám hiểm trên đại dương phía nam New Zealand, đang tiến hành điều tra về sự diệt vong của khủng long và nỗ lực dự đoán tương lai.
Last month, floating in the ocean south of New Zealand, a team of scientists were investigating the end of the dinosaurs and trying to predict the future.
Họ đang tái diễn lại lịch sử Trái đất, kéo lên những các mẫu trầm tích và đá cổ nằm dưới biển Nam Thái Bình Dương. Với các mẫu này, các nhà khoa học đang tìm kiếm câu trả lời cho một số câu hỏi lâu đời nhất và cấp bách nhất của loài người: Điều gì đã xảy ra sau khi khủng long biến mất ? Điều gì sẽ xảy ra với sự sống nếu hành tinh nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột? Hàng triệu năm lịch sử Trái đất có thể cho chúng ta biết tương lai của chúng ta không?
They were unspooling Earth's history, raising up sections of sediment and ancient rock from beneath the South Pacific. With these samples, scientists are probing some of our most longstanding, and most urgent, questions: What happened in the wake of the dinosaurs? What happens to life when the planet dramatically warms or cools? Can millions of years of Earth history tell us where we're heading?
Câu trả lời có lẽ nằm ở sâu trong lòng trái đất.
The abyss may hold the answers.
"Quá trình hoạt động của các đại dương, môi trường và khí hậu của Trái đất đều để lại dấu vết trong các trầm tích", Anthony Koppers, giáo sư địa chất biển tại Đại học bang Oregon cho biết. Khoan sâu xuống lớp trầm tích dưới đáy biển, chạm đến lớp vỏ đại dương. Giáo sư Koppers cho biết thêm lợi thế của việc khoan vào lớp vỏ đại dương là nó chỉ dày khoảng 7 km, trong khi khoan trên đất liền sẽ dày hơn gấp nhiều lần. Điều này cho phép các nhà khoa học lấy được mẫu gần hơn với vỏ Trái đất.
"The workings of the oceans, the Earth's environment and climate are all recorded in the sediments," explained Anthony Koppers, a professor of marine geology at Oregon State University. Drill beneath the sediment on the sea floor and you hit the oceanic crust. One advantage of drilling into oceanic crust is it's approximately 7 kilometers thick, while on land it is many times thicker, explained Koppers. That allows scientists to sample closer to the Earth's mantle.
"Chúng ta đang tìm hiểu về cách thế giới hoạt động ở quy mô hành tinh", ông nói thêm. "Có một câu hỏi quan trọng về nguồn gốc sự sống trên Trái đất, và rộng hơn là bất kỳ hành tinh nào khác".
"You're learning about how the world works at a planetary scale," he added. "There's a fundamental question about the origin of life on Earth, and then by extension, to any other planet."
Việc khoan xuống đại dương đã cung cấp bằng chứng về học thuyết mảng kiến tạo (sự chuyển động của các mảng bao gồm lớp đá ngoài cùng của Trái đất), đồng thời tiết lộ rằng Bắc Cực từng có khí hậu cận nhiệt đới, cũng như phát hiện ra metan hydrat đông lạnh, một loại băng dễ cháy; tìm thấy sự sống của vi sinh vật nằm sâu dưới đáy biển.
Ocean drilling has provided evidence of the theory of plate tectonics (the movement of the plates comprising Earth's rocky outer layer); revealed the Arctic once had a subtropical climate; discovered frozen methane hydrate, a flammable ice; found microbial life deep beneath the sea floor.
Theo: edition.cnn.com