Brazil: Hải Quân đánh chìm tàu sân bay cũ ở Đại Tây Dương
Brazil: Navy sinks old aircraft carrier in the Atlantic
Hải quân Brazil thông báo rằng các nhà chức trách sở tại đã đánh chìm một tàu sân bay 32.000 tấn đã ngừng hoạt động ở Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của nước này.
The Brazilian Navy announced that local officials sank a decommissioned 32,000-tonne aircraft carrier in the Atlantic Ocean off its northeast coast.
Động thái "có kế hoạch và được kiểm soát" này diễn ra bất chấp cảnh báo của các nhà môi trường về biển và chuỗi thức ăn biển có thể bị ô nhiễm bởi con tàu rỉ sét này.
The "planned and controlled’ move came despite warnings from environmentalists about the sea and the marine food chain which can be contaminated by the rusty ship.
Tàu sân bay do Pháp chế tạo vào những năm 1960 đã lênh đênh ngoài khơi trong ba tháng và sau đó được kéo trở lại Brazil sau khi bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối nhập cảnh để dỡ bỏ ở đó do nguy cơ môi trường.
The 1960s French-built carrier had been floating offshore for three months and was then towed back to Brazil after being refused entry by the Turkey government to be scrapped there due to its environmental hazard.
>> Khóa Nghe - Hiểu cho Phiên Dịch
Theo Hải quân, tàu sân bay ngừng hoạt động này đã bị đánh chìm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Brazil, cách bờ biển 350 km vào cuối ngày thứ Sáu theo kế hoạch của chính phủ nhằm "tránh tổn thất về hậu cần, hoạt động, môi trường và kinh tế" cho đất nước.
The decommissioned carrier was scuttled in Brazilian jurisdictional waters 350 kilometers off the coast late on Friday under a governmental plan which would "avoid logistical, operational, environmental and economic losses” to the country, according to the Navy.
Hải quân cho biết thân tàu Sao Paulo bị chìm ở vùng nước có độ sâu 5.000 mét, vị trí được cho là có thể giảm thiểu tác động của nó đối với hệ sinh thái.
The Navy said the Sao Paulo's hull was sunk in waters with a depth of 5,000 meters, a location which was believed to minimize its impact on the ecosystem.
Trước đó, quyết định của Hải quân Brazil vấp phải sự phản đối của các công tố viên Liên bang và Tổ chức Greenpeace vì họ cho rằng điều này có thể là "gây độc hại" và cáo buộc Hải quân nước này phớt lờ việc bảo vệ các đại dương.
Previously, the Brazilian Navy's decision faced the oppose from Federal public prosecutors and Greenpeace since they argued this was likely to be "toxic" and accused the country's Navy of ignoring the protection of the oceans.
Con tàu loại Clemenceau được chế tạo từ những vật liệu nguy hiểm, bao gồm hàng tấn thủy ngân, chì và các chất có độc tính cao khác, có thể gây hại cho hệ sinh thái sau khi bị chìm xuống đáy biển.
The Clemenceau-class ship had been made from dangerous materials, including tonnes of mercury, lead, and other highly toxic substances, which can damage the ecosystem after being sunk into the seabed.
Dưới cái tên Foch, tàu sân bay thứ hai thuộc loại Clemenceau có khả năng chuyên chổ 40 máy bay chiến đấu đã phục vụ trong Hải quân Pháp trong 4 thập kỷ (từ 1963 đến 2000).
Under the Foch name, the second Clemenceau-class aircraft carrier which was capable of carrying 40 warplanes, had been serving in the French Navy for four decades (from 1963 to 2000).
Năm 1998, tàu sân bay này được Hải quân Brazil mua lại với giá chỉ 12 triệu USD và đổi tên thành São Paulo. Nhưng theo Pepe Rezende, chuyên gia quốc phòng và cựu nhân viên quốc hội về chính sách đối ngoại, việc mua sắm cần một khoản tái trang bị cực kỳ tốn kém trị giá 80 triệu đô la – điều sẽ không bao giờ được thực hiện.
In 1998, the carrier was acquired by the Brazilian Navy for just $12 million and renamed São Paulo. But the purchase needed an extremely expensive refit of $80 million - that would never be done, according to Pepe Rezende, Defense expert, and former foreign policy congressional staffer.
Sau khi ngừng hoạt động, thân tàu đã được công ty tái chế hàng hải Thổ Nhĩ Kỳ Sök Denizcilik Tic Sti mua lại với giá 10,5 triệu đô la, nhưng phải kéo trở lại Đại Tây Dương vì Thổ Nhĩ Kỳ cấm tàu vào xưởng đóng tàu của họ.
After being decommissioned, the hull was acquired by Turkish marine recycling company Sök Denizcilik Tic Sti for $10.5 million but had to be towed back across the Atlantic because the country barred it from entry to the local shipyard.
Tàu được yêu cầu sửa chữa tại xưởng đóng tàu của Brazil nhưng sau thời gian dài kiểm tra, tàu bị phát hiện đang ngấm nước và có nguy cơ chìm nên bị cấm cập cảng nội địa. Theo Hải quân Brazil, tàu Sao Paulo sau đó đã bị đánh chìm ngoài biển khơi theo quyết định của Hải quân.
The carrier was asked to be repaired at a Brazilian shipyard, but after a long time of inspection, the ship was detected to be taking on water and have been at risk of sinking, it was banned from entering domestic ports. The Sao Paulo was then sunk at high sea by Navy decision, according to Brazil's Navy.
Theo: AFP
Content Writer: Minh Huyền