Brazil triển khai cảnh sát để bảo vệ khu bảo tồn bản địa Yanomami
Brazil to deploy police to protect Yanomami
Brazil cho biết hôm thứ Hai, một lực lượng an ninh đặc biệt sẽ được triển khai để bảo vệ khu bảo tồn bản địa Yanomami, nơi mà người bản địa gần đây đã đụng độ với những kẻ khai thác trái phép xâm phạm vùng đất bản địa trong rừng nhiệt đới Amazon.
Brazil said Monday a special security force would be deployed to protect the Yanomami indigenous reservation, whose indigenous people have recently clashed with illegal miners encroaching on native lands in the Amazon rainforest.
Biện pháp này được đưa ra sau khi Tòa án tối cao của đất nước này vào tháng Năm yêu cầu chính quyền Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro thực hiện "các biện pháp cần thiết" để cứu các dân tộc Yanomami và Mundurucu khỏi những kẻ khai thác vàng liều lĩnh.
The measure comes after the country's Supreme Court May ordered far-right President Jair Bolsonaro's government to take "necessary measures" to save the Yanomami and Mundurucu peoples' reservations from wildcat gold miners.
Bộ trưởng Tư pháp Anderson Torres cho biết một lực lượng cảnh sát và lính cứu hỏa liên bang đã được trao nhiệm vụ có thể gia hạn trong 90 ngày để "giữ gìn trật tự công cộng" trên vùng đất Yanomami.
Justice Minister Anderson Torres said a federal force of police and firefighters have been given a 90-day renewable mandate so as to "preserve the public order" on Yanomami lands.
Khu bảo tồn bản địa Yanomami, lớn nhất của Brazil, trải dài 96.000 kilômét vuông (37.000 dặm vuông) ở các bang phía bắc của Amazonas và Roraima. Đây là nơi sinh sống của khoảng 27.000 cư dân.
The Yanomami reservation, Brazil's largest, spans 96,000 square kilometers (37,000 square miles) in the northern states of Amazonas and Roraima. It is home to some 27,000 inhabitants.
Hàng nghìn kẻ khai thác mỏ bất hợp pháp, thường liên quan đến tội phạm có tổ chức, đã xâm chiếm các vùng đất trong những năm gần đây, đôi khi dẫn đến bạo lực.
Thousands of illegal miners, often related to organized crime, have invaded the lands in recent years, sometimes leading to violence.
Theo Hiệp hội Hutukara Yanomami (HAY), những kẻ khai thác này đã xâm nhập vào làng bản địa Palimiu và đụng độ với cư dân vào tháng 5, khiến 4 tên và một người dân địa phương bị đạn bắn bị thương.
Miners had invaded the indigenous village of Palimiu and clashed with inhabitants in May, leaving four miners and a local with bullet wounds, according to the Hutukara Yanomami Association (HAY).
Trong một báo cáo gần đây, tổ chức này cho biết hoạt động khai thác bất hợp pháp trên lãnh thổ Yanomami đã được mở rộng 30% vào năm ngoái. Việc khai thác đã phá hủy tương đương 500 sân bóng đá.
In a recent report, the organization said that illegal mining on Yanomami territory has been expanded 30 percent last year, destroying the equivalent of 500 football pitches.
Khai thác vàng và kim cương bất hợp pháp là nguyên nhân chủ yếu cho môi trường bị phá hủy ở Amazon.
Illegal gold and diamond mining are primarily blamed for environmental destruction in the Amazon.
Bộ tộc Yanomami, những người được biết đến với truyền thống vẽ mặt và xỏ những chiếc khuyên cầu kỳ, phần lớn tách biệt với thế giới bên ngoài cho đến giữa thế kỷ 20.
The Yanomami, who are known for their face paint and intricate piercings, were largely isolated from the outside world until the mid-20th century.
Bộ lạc có lịch sử xung đột với những kẻ khai thác trái phép từ những năm 1970.
The tribe has a history of conflict with illegal miners since the 1970s.
Xung đột cùng với dịch bệnh như sởi và sốt rét được cho là những nguyên nhân hàng đầu khiến dân số của bộ tộc Yanomami giảm.
The conflicts together with diseases such as measles and malaria are believed to be the leading reasons for the Yanomami population decline.
Các nhà hoạt động bản địa và các nhóm nhân quyền cho biết vấn đề này đã gia tăng trở lại kể từ năm 2019, khi Tổng thống Bolsonaro nhậm chức tuyên bố mở mang các vùng đất bản địa vốn được bảo vệ để khai thác và kinh doanh nông nghiệp.
Indigenous activists and rights groups said the problem has risen again since 2019, when Bolsonaro took office declaring to open protected indigenous lands to mining and agribusiness.
Theo: AFP
Content writer: Hà Nhi