Mình đã cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh như thế nào?
Chào các bạn, mình là một trong những CTV của Việt Anh Song Ngữ,hôm nay mình xin phép chia sẻ với các bạn việc mình đã “cải thiện kỹ năng tiếng Anh giao tiếp như thế nào nhé”!
Cũng như hầu hết các bạn trẻ người Việt sinh thời thập niên 80-90, kiến thức tiếng Anh mình có được phần lớn từ sách giáo khoa và sự truyền đạt từ các thầy cô giáo. Như các bạn đã biết, hầu hết kiến thức mà chúng ta có được chỉ dừng lại ở các chủ điểm ngữ pháp và từ vựng, mình được nghe rất ít. Một năm may mắn chắc được nghe một lần. Kỹ năng tiếng Anh của mình vì thế rất yếu. Khi học đại học mình quan tâm nhiều đến tiếng Anh vì mình nhận thấy đây là mọt kỹ năng không thể thiều được cho các cơ hội nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên mình mù mờ không biết làm thế nào để cải thiện tiếng Anh giao tiếp của mình được.
Giải pháp đầu tiên của mình đó là tìm đến các lớp giao tiếp, Nghe –nói và các hội thảo tiếng Anh, coffee talk hay coffee shop,…với mong muốn cứ tiếp xúc hàng ngày, liên tục, rồi sẽ có một ngày mình sẽ nghe và nói được. Thế nhưng các bạn biết không mình rất siêng đi…nhưng chả hiểu gì sau cả 2 năm kiên trì theo đuổi. Sau này mình mới nhận ra một điều mà tất cả chúng ta đều phải chấp nhận sự thật, đó là chúng ta không phải người bản xứ, vốn sinh ra trong một môi trường nói tiếng Anh, và có thể nói được qua việc tiếp xúc mỗi ngày. Chúng ta là người Việt, tiếng Việt đã ăn sâu vào nếp ăn, nếp nghĩ của chúng ta mỗi ngày vì vậy khi tiếp xúc một ngôn ngữ khác vốn không phải “tiếng mẹ đẻ” thì chúng ta phải tìm hiểu cái “gốc gác” của ngôn ngữ ấy chứ không phải như một đứa trẻ”cứ tiếp xúc hàng ngày là “nghe-nói” được! Nói đến đây có nhiều bạn “nói trồi chảy” sau khi qua những lớp học dạng này sẽ tự tin rằng “ôi mình có học gốc gác gì đâu! Chỉ lao vào nói và nói cuối cùng cũng fluently đấy thôi!”. Thực sự nó không đơn giản vậy các bạn ạ, nói “trôi chảy” kiểu ấy thì chỉ là bề nổi 1 phần thôi ạ, khi lâm vào những tình huống khác các bạn sẽ bị “bí” khi giao tiếp ạ. Lầy ví dụ nhé: Ngày còn trẻ mình mới lên Sài Gòn, thấy các chú xe xích lô “nói tiếng Anh như gió” mình đã nghĩ “sao các chú giỏi thế không đi làm Phiên dịch hay BTV cho các đài truyền hình đi nhỉ?”. Sau này mình mới hiểu rằng, muốn thay đổi nghề nghiệp nói “trôi chảy tiếng Anh” chưa đủ mà cần phải có kiến thức, phản xạ trong nhiều môi trường và điều kiện, và “nói trôi chảy” đúng văn hóa của người bản xứ chứ không phải cứ ráp từ tiếng Anh vào và “nói trôi chảy” là GOOD. Muốn thế thì phải tìm ra cái “gốc gác” tiếng Anh.
Vậy cái “gốc gác” của tiếng Anh bắt đầu từ đâu nhỉ? Đó chính là “Ngữ pháp” và “Từ vựng” các bạn ạ. Theo mình hiểu nôm na thì Ngữ pháp là cái “xương sườn” còn từ vựng là “thịt” để đắp lên cái xương ấy. Thế là mình lại quay về với ngữ pháp, mình hiểu rằng phải học thật tốt ngữ pháp thì mới học tốt được tiếng Anh. Mình trải qua hơn một năm Học “đầy đủ” kiến thức ngữ pháp nhất có thể bao gồm các thì, Thể bị động, Mệnh đề quan hệ, Mệnh đề If, Wish…Cùng thời gian đó mình trau dồi từ vựng bằng việc đọc báo song ngữ, sau đó phân tích ngữ pháp từ các câu đơn cho đến các câu phức, câu ghép để “tiếng Anh” có thể “ăn sâu” trong não bộ lâu nhất có thể. Mình vừa làm bài tập viết lại câu, các bài “đục lỗ”, bài trắc nghiệm, bài sửa lổi sai, và tập dịch lại các câu trong Bài tập ngữ pháp để vừa luyện từ vựng, vừa luyện được cách viết câu của người bản xứ.
Sau một thời gian khoảng thời gian dài luyện tập mình nhận thấy đã đến giai đoạn mình nhảy sang “bước tiến mới”, mình quyết định đăng ký các lớp viết – dịch từ cơ bản vì mình hiểu rằng trước khi bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải để não mình vẽ ra ý tưởng bằng tiếng Anh, chứ không phải cứ mở miệng ra nói tiếng Anh một cách “bất chấp không theo quy tắc” gì cả. Và viết lại ý tưởng của mình hay ai đó bằng tiếng Anh, dịch các bài tiếng Anh sang tiếng Việt và tiếng Việt là cách đơn giản nhất để bạn luyện cho “não mình từ hệ điều hành tiếng Việt sang hệ điều hành tiếng Anh”. Tuy nhiên sự việc không dễ dàng như thế! Thật sự các bạn không tưởng tượng thời gian này khó khăn với mình thế nào đâu. Trước đó mình rất tự tin vào kiến thức Ngữ pháp và vốn từ vựng dồi dào của mình, nhưng khi ứng dụng các kiến thức đó vào việc viết câu và dịch câu, dịch đoạn mình bị rắc rối rất nhiều. Lý thuyết chỉ có 1 hoặc 2 còn Thực hành là “muôn hình vạn trạng”. Thú thật có những lúc mình rất bí và phải cầu cứu Google Dịch. Tuy nhiên sau một thời gian nhờ việc học và bắt chước lại cách diễn đạt câu, ý thông qua các cụm từ và cấu trúc Ngữ pháp mình học được từ các bài báo tiếng Anh như CNN, BBC, các báo song ngữ và các bài sửa của thầy cô, kỹ năng viết dịch của mình cải thiện đáng kể. Trong thời gian này mình tăng cường luyện nghe qua các video của BBC, CNN hay các video có phụ đề khác, tự dịch lại các video ấy, ghi lại và luyện phát âm theo. Đến lúc này có nhiều bạn thắc mắc: Không ai dạy phát âm thì sao mà biết phát âm đúng hay sai. Hãy nhớ rằng chúng ta là những người học tiếng Anh các bạn ạ! Một đứa trẻ khi phát âm nhiễng tiếng đầu tiên như “Papa” hay “Ba” hay “Mama” hay “Mẹ” cũng chẳng đúng đâu mà phải trải qua một thời gian dài tiếp xúc, nghe thật nhiều. Lại quay lại vần đề của mình nhé, sau khi kết hợp các phương pháp trên mình tự diễn đạt ý tưởng của mình ban đầu là trên giấy, sau đó luyện trước gương và sau cùng là thu âm các bản audio luyện nói của mình. Đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc, không giao tiếp với người khác thì sao mà mình “biết nói tiếng Anh” được nhỉ? Mình phải tự xây dựng tình huống các bạn ạ? Vậy thì làm sao xây dựng được tình huống? Đó là qua những bài hội thoại luyện nghe nói hàng ngày, trên Youtube rất nhiều ạ. Và kết quả sau bao năm miệt mài, hiện giờ mình đã tự tin hơn khi làm việc ở các công ty nước ngoài, công ty biên phiên dịch và Trung tâm ngoại ngữ. Dù mình chưa giỏi, nhưng từ con số 0 và tiếng Anh hiện tại đối với mình đó là những tiến bộ đáng kể. Vậy nên, để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh, mình đã tập trung vào những điều sau đây:
- Học nền tảng Ngữ pháp thật tốt
- Trau dồi từ vựng bằng mọi cách
- Luyện nghe và luyện phát âm thật nhiều
- Học Viết và Dịch để luyện tư duy bằng tiếng Anh liên tục
- Mỗi ngày hãy tự luyện nói trước gương, thu âm audio và tự sửa hoặc nhờ thầy cô
Đó là tất cả những gì mình chia sẻ, hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào tìm ra được phương pháp cải thiện tiếng Anh của riêng mình. Bạn nào có phương pháp hay khác thì chia sẻ thêm cho mọi người biết nhé! Chúc các bạn học tốt!