Vì Sao Bạn Học Tiếng Anh Hoài Mà Mãi Không Khá lên Được?
Hãy tham gia Khóa Ngữ pháp thực hành để áp dụng thực tế tiếng Anh
Mình vốn là dân chuyên Tiếng Anh nhưng không đi dạy và mình chỉ dùng tiếng Anh để làm việc. Sau nhiều năm bôn ba lê hết hết công ty này đến công ty nọ, mình nhận thấy như thế này:
Phần lớn các tư duy lý thuyết sẽ trở nên linh hoạt thực tế hơn họ sẽ theo kiểu: Làm đi rồi mới sửa, vì trong quá trình mình làm sửa mới biết nó sai chỗ nào để mà đúc rút kinh nghiệm, phát triển kỹ năng
Còn phần lớn người Việt học các chuyên ngành khác nói chung và Tiếng Anh riêng học mãi mà ko nói được, viết được hay học một đống sách kinh tế học mãi mà ko làm ăn được, lý thuyết thì “thao thao bất tuyệt” , còn thực tế thì “dậm chân tại chỗ” là do tư duy đi ngược lại:
Sửa sao cho hoàn chỉnh đã rồi mới làm dẫn đến rập khuôn máy móc.
Hãy tham gia Khóa Ngữ pháp thực hành để áp dụng thực tế tiếng Anh
Cứ nghĩ phải đúng mọi cái: Phát âm đã rồi mới nói dẫn đến ngại, đúng ngữ pháp đã rồi mới viết dẫn đến lười viết, non tay, đúng câu cú chuẩn xác đã thì mới dám mở miệng dẫn đến thiếu ý tưởng, hay mới dám viết...mà quên rằng chúng ta chỉ là người đi HỌC. Bạn nên nhớ rằng sau bao nhiêu năm tháng lăn lê ngoài đời sẽ dạy cho bạn biết chúng ta dù giỏi thế nào thì cũng chỉ là những NGƯỜI ĐI HỌC mà thôi. Không phải như mấy năm trên ghế nhà trường nữa, mà là trường đời, là công việc sẽ dạy cho chúng ta.
Cái cách suy nghĩ thiên về lý thuyết hoàn chỉnh trước khi thực hành vốn là tư duy bao đời mà nền giáo dục Việt Nam để lại: Tư duy sợ sai, nên cứ phải biết hết rồi mới dám làm!
Mà ít ai nhận ra điều ngược lại: cứ làm đã, làm bước 1 trước, rồi mình sẽ học hỏi thêm và sẽ chỉnh trong quá trình làm.
Hãy cứ mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài đi, quê lần một đó, nhưng lần hai mình sẽ rút được kinh nghiệm vấn đề nằm ở đâu, để sau lần một mình về nhà chỉnh lại cách học, để lần hai đỡ quê hơn, lần 3 đỡ hơn, đến lần thứ n thì bạn sẽ chuyên nghiệp hơn.
Đó là tư duy: Học đi đôi với hành, nghĩa là học 1 đi đôi với dùng 1, cái đó mới là nghĩa đi đôi chứ không phải theo lối tư dauy cũ “Học đi, học cho giỏi rồi mới hành”.
Nói cụ thể ở đây, tiếng Anh là môn ứng dụng, nghĩa là học đến đâu dùng đến đó.
Nhưng 12 năm học ở trường học quá nhiều: một đống ngữ pháp, từ vựng… Nhưng khi hỏi bạn học nhiều thế nói giỏi không thì lại bảo “sơ sơ”. Thế nên đừng học tụng Tiếng Anh: Ngữ pháp, bảng từ, sách giáo khoa.... mà hãy ưu tiên: Dùng nó đi.
Thật đấy, bạn hãy cứ “Làm đi, rồi mới sửa...thì mới khá lên được”
Hãy tham gia Khóa Ngữ pháp thực hành để áp dụng thực tế tiếng Anh
Theo Thầy Nguyễn Vân