‘Mang’ trong ‘Mang thai’ và ‘Có mang’ có giống nhau không?
Is ‘Mang’ in ‘Mang thai’ (pregnant) and ‘Có mang’ the same?
“Mang" trong “mang thai" và “có mang" có giống nhau không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Is " Mang " in " Mang thai” (pregnant) and "Có mang" the same? Let's find out in the following writing!
Thực tế, học giả An Chi đã chỉ ra rằng tuy đều là từ Việt gốc Hán nhưng “mang" trong “mang thai" và “có mang" không có mối liên hệ cả.
In fact, scholar An Chi has pointed out that although they are both Vietnamese words of Chinese origin, the "mang" in "mang" and "có mang" have relations.
“Mang" trong “mang thai" (cũng là “mang" trong “mang vác", “mang đồ") có xuất xứ là một từ ghi bằng chữ 蒙 mà âm Hán Việt hiện hành là “mông". Mối quan hệ ô - a rất phổ biến trong các từ gốc Hán, chẳng hạn:
"Mang" in "Mang thai" (also "mang" in "carry something" or "bring something") is derived from a word written in 蒙 whose current Sino-Vietnamese pronunciation is "mông". The ôl-a relationship is very common in Chinese words. Take some examples:
“Bộ" trong “sổ sách" chuyển thành “bạ" trong “danh bạ", “học bạ".
“Bộ” in “book” changes to “bạ” in “contact”, “school report”
“Bổn" trong “Nhật Bổn" chuyển thành “Bản" (Nhật Bản)
"Bổn" in "Nhật Bổn" (Japan) changes to "Bản" (Japan)
“Môi" trong “môi giới" và “mai" trong “làm mai"
"Môi" in "Môi giới” (a broker) and "mai" in "làm mai" (do matchmaking)
Còn “mang" trong “có mang" bắt nguồn từ một từ vốn được viết bằng chữ Hán 萌 mà âm Hán Việt hiện hành là “manh" nghĩa là “mầm mống".
The "mang" in "có mang" comes from a word originally written in Chinese characters 萌 whose current Sino-Vietnamese sound is "manh" meaning "mầm mống" (a germ).
>> Khóa Biên - Phiên Dịch Tiếng Anh
Mối quan hệ “anh" - “ang" cũng rất phổ biến như “hành" (行) trong “đồng hành" và “hàng" trong “hàng lối", “hanh" (亨) trong “hanh thông" và “hang" trong “hở hang"....
The relationship "anh" - "ang" is also very common as "hành" (行) in "đồng hành” (in companion with) and "hàng" in "hàng lối” (line), "hanh" (亨) in "hanh thông" (smoothly) and "hang" in the "hở hang" ( to wear revealing clothes), etc.
Tóm lại, “mang" trong “mang thai" và “có mang" tuy cùng là những từ gốc Hán nhưng không có mối liên hệ chung nào cả.
In short, "mang" in "mang thai" and "có mang" are the same Chinese words but have no common connection at all.
Theo: Tiếng Việt Giàu Đẹp
Content Writer: Ngọc Nga