Phụ nữ Hàn Quốc có xu hướng đông lạnh trứng trong bối cảnh chi phí nuôi con tăng cao
South Korean women tend to freeze eggs amid a surge in child-rearing costs
Ngày càng ít phụ nữ Hàn Quốc sinh con, và họ cũng đừng vội vì chi phí giáo dục và nhà ở cao ngất ngưởng đang đe dọa an ninh tài chính của mọi người dân. Ngoài ra, các yếu tố xã hội cũng tác động đến nhu cầu lập gia đình.
Fewer and fewer Korean women are giving birth these days, and they are also in no hurry as the sky-high costs of education and housing are threatening the financial security of every citizen. In addition, social mores also impact the need to start a family.
Lim Eun-young cho biết cô không có nhu cầu kết hôn vì các chi phí tăng cao. Công chức 34 tuổi chỉ bắt đầu hẹn hò với một người đàn ông cách đây vài tháng. Tuy nhiên, vì lo lắng cho sức khỏe sinh sản của mình nên tháng 11 năm ngoái, Lim quyết định đi đông lạnh một số trứng của mình.
Lim Eun-young said she has not had the need of marrying owing to the high rising costs. The 34-year-old public servant only began dating a man a few months ago. However, because of worrying about her reproductive health, she decided to get some of her eggs frozen last November.
Người phụ nữ này nằm trong số hơn 1.000 phụ nữ độc thân làm thủ thuật vào năm 2021 tại Trung tâm Y tế CHA nơi tiết lộ con số này đã tăng gấp đôi kể từ hai năm trước. Cơ sở sản khoa này là chuỗi phòng khám sản lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 30% thị trường IVF.
The woman was among more than 1,000 single women undergoing the procedure in 2021 at CHA Medical Center that disclosed the number has doubled since two years ago. The obstetric facility is the country's biggest fertility clinic chain, accounting for approximately 30% of the IVF market.
Lim cho biết cô cảm thấy nhẹ nhõm đáng kể vì quyết định này giúp cô yên tâm tin rằng mình có những quả trứng khỏe mạnh được đông lạnh ở đó.
Lim said it was a big relief because the decision gave her peace of mind to believe that she has healthy eggs frozen there.
Đông lạnh trứng đã và đang là một lựa chọn mà phụ nữ trên khắp thế giới ngày càng khám phá nhiều hơn. Hàn Quốc, một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất trên thế giới, đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể ở những phụ nữ quyết định sử dụng dịch vụ của CHA. Giải pháp do CHA cung cấp giúp giải quyết những áp lực do gánh nặng kinh tế và hạn chế xã hội gây ra tình trạng trì hoãn hoặc bỏ qua việc sinh con.
Freezing eggs has been an option that women around the world have increasingly explored. South Korea, among the lowest fertility rates in the world, has seen a dramatic surge in women who decided to use CHA's services. The solution provided by CHA helps to throw into pressure as the economic burdens and social constraints cause a delay or forgo in giving birth.
Tại quốc gia Đông Á này, tỷ lệ sinh được ghi nhận là chỉ 0,81 vào năm 2021. Tỷ lệ này so với tỷ lệ trung bình là 1,59 của các nước OECD vào năm ngoái. Tỷ suất sinh được hiểu là là số trẻ sơ sinh trung bình được sinh ra bởi một phụ nữ trong cuộc đời sinh sản của họ.
In the East Asian country, the fertility rate was recorded to be just 0.81 in 2021. The rate compared to an average rate of 1.59 for OECD countries last year. The fertility rate is defined as the average number of babies who were born to a woman in her reproductive life.
Các khóa luyện viết Ielts Writing
Chính phủ đã chi những khoản tiền khổng lồ để trợ cấp cùng với các đặc quyền dành cho phụ nữ có con. Vào năm 2021, các quan chức Hàn Quốc đã trích 46,7 nghìn tỷ won (37 tỷ USD) từ ngân sách quốc gia để tài trợ cho các chính sách nhằm giải quyết tỷ lệ sinh trên toàn quốc.
The government spent enormous sums on subsidies with perks for women with children. In 2021, the South Korean officials extracted 46.7 trillion won ($37 billion) from the national budgets to fund policies that targeted dealing with the nationwide birth rate.
Được biết phần lớn nguyên nhân khiến phụ nữ bản xứ không chịu kết hôn hoặc sinh con là do tính cạnh tranh cao của hệ thống giáo dục vốn đã rất tốn kém. Ở nước này, trường học luyện thi và chi phí cho việc học thêm đã trở thành một thực tế trong cuộc sống của tất cả các gia đình có con em.
It is known that much of the blame for native women's reticence to get married or have kids is laid on the high competitiveness of the education system is very expensive. In the country, cram schools and costs for private tutoring have become a fact of life for all families with children.
Lim cho biết cô theo dõi các chương trình truyền hình thực tế kể về cuộc sống vợ chồng và biết rằng việc nuôi dạy con cái, bao gồm cả chi phí học hành tốn kém như thế nào. Cô nghĩ rằng tất cả những trở ngại này có thể ngăn trở những phụ nữ quyết định gắn bó cuộc đời mình với hôn nhân và sinh con.
Lim said she follows reality TV shows that told about married couples’ life and knew how expensive it was to raise children, including education costs. She thinks all these hurdles can hinder fewer women from the decision to peg their life with marriages and babies.
Ngoài ra, chi phí nhà ở tại Hàn Quốc cũng đang có xu hướng gia tăng. Lấy ví dụ, chi phí cho việc sở hữu một căn hộ trung bình ở Seoul được ước tính bằng 19 năm thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm của một người dân, tăng so với 11 năm của 5 năm trước.
In addition, housing costs in South Korea are also on the rise. The cost of owning an average apartment in Seoul, take an example, is estimated to be 19 years of the median annual household income of a resident, which has been up from 11 years since 5 years ago.
Các khóa viết cho người mới bắt đầu
Cho So-Young, một y tá tại CHA, cũng có kế hoạch đông lạnh trứng của mình vào tháng Bảy tới. Người phụ nữ 32 tuổi này cũng tất bật chuẩn bị mọi mặt về tài chính trước khi sinh con.
Cho So-Young, a nurse at CHA, also plans to freeze her eggs in July. The 32-year-old woman is also keen to prepare all financial aspects before having a baby.
Cô ấy nói nếu bây giờ lấy chồng, sinh con thì không thể cho con được môi trường tốt. Cô ấy muốn những khía cạnh tốt hơn, bao gồm nhà ở, khu phố và thực phẩm tốt hơn.
She said that if now she got married and gave birth, she could not give her child a good environment. She wanted better aspects, including better housing, neighborhood, and food.
Ở Hàn Quốc, kết hôn được coi là điều kiện tiên quyết để sinh con. Do đó, cả nước chỉ có 2% sinh con ngoài giá thú so với mức trung bình 41% ở các nước thành viên OECD.
In South Korea, being married is known as a prerequisite to giving birth. Therefore, there is just 2% of births out of wedlock in the country in comparison with an average of 41% for the members of OECD.
Vì lý do này, phụ nữ Hàn Quốc chưa kết hôn có quyền đông lạnh trứng của mình, nhưng không có quy trình hợp pháp nào về việc hiến tinh trùng cũng như cấy phôi được thực hiện nếu họ không kết hôn. Sayuri Fujita là một ví dụ. Người nổi tiếng Nhật Bản này và cũng là một bà mẹ đơn thân đang sống ở Hàn Quốc đã phải trở về quê hương của cô, Nhật Bản để hiến tặng tinh trùng.
For this reason, South Korean unmarried women have the right to freeze their eggs, but no legal process with a sperm donation as well as the implanting of an embryo can be done if they do not get married. Sayuri Fujita is an example. The Japanese celeb and also a single mother who has been living in South Korea had to come back to her home country, Japan to donate sperm.
Ở nước này, tỉ lệ hôn nhân giảm xuống mức thấp kỷ lục 192.500 vào năm 2021, giảm 40% so với 10 năm trước, theo giáo sư Jung Jae-hoon từ Đại học Phụ nữ Seoul.
In the country, the marriage rate dipped to a record low of 192,500 in 2021, a 40% decline from 10 years ago, according to a social welfare studies professor Jung Jae-hoon from Seoul Women's University.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là mức độ sẵn sàng sinh con của người dân trong các số liệu thống kê đang giảm mạnh.
Even more worrisome, and, is a sharp decline in willingness to give birth at all in the statistics.
Một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Gia đình và Giới tính Hàn Quốc cho biết có khoảng 52% công dân ở độ tuổi 20 không có bất kỳ kế hoạch sinh con nào sau khi kết hôn, một sự gia tăng lớn so với mức giảm 29% vào năm 2015.
About 52% of citizens in their 20s do not have any plan to have children after getting married, a massive surge from a 29% drop in 2015, a 2020 survey by South Korea’s gender and family ministry said.
Theo: Reuters
Content Writer: Anh Tuấn