NHỮNG CẶP TỪ DỄ GÂY NHẦM LẪN CHỦ ĐỀ PHÁP LÝ
>>Xem thêm: Bring và Take phân biệt như thế nào nhỉ?
>>Xem thêm: 97 thuật ngữ tiếng Anh Lễ tân Nhà hàng khách sạn bạn cần biết!
>>Xem thêm: 10 Cụm Từ Đồng Nghĩa Nâng Cao Hữu Ích Cho IELTS WRITING
Đào sâu thêm một vài từ vựng hay gặp:
TO ARREST: BẮT GIỮ
Theo định nghĩa Cambridge, TO ARREST mang nghĩa:
If the police arrest someone, they take them away to ask them about a crime that they might have committed.
Tạm hiểu là bắt giữ một ai đó để điều tra thêm về hành vi phạm tội (nếu bị cáo buộc) của họ.
Người bị bắt giữ không nhất thiết phải là người phạm tội.
Diễn đạt thường dùng với TO ARREST: place/put under arrest
Ex: The suspect was placed under arrest and charged with armed assault.
~Cambridge~
Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về từ apprehend nữa nhé.
TO ACCUSE: CÁO BUỘC
Theo định nghĩa Cambridge, TO ACCUSE mang nghĩa:
[LAW] to say that someone has done something wrong or illegal.
hoặc
to say that someone is responsible for a crime or for having done something wrong:
Tạm hiểu là cáo buộc một ai đó. Hành động này không nhất thiết phải kèm theo bằng chứng buộc tội cụ thể cũng như không nhất thiết phải được đưa ra một cách chính thức (official)
Ex: He is accused of misleading investors and lenders about the financial health of the company.
Diễn đạt thường dùng với TO ACCUSE:
make an accusation against
Ex: She was arrested for making false accusations against her former employer.
level an accusation against
Ex: Ferguson was furious at the accusations leveled against his player.
TO CHARGE: BUỘC TỘI
Theo định nghĩa Cambridge, TO CHARGE mang nghĩa
(of the police) to make a formal statement saying that someone is accused of a crime.
hoặc
to publicly accuse someone of doing something bad.
Tạm hiểu là hành động buộc tội một cách chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, một người bị buộc tội (a charged person) không nhất thiết là người có tội. Quy trình xét xử là một quy trình phức tạp, nhưng nói chung, một khi một người bị buộc tội, họ sẽ bị đưa ra xét xử. Thẩm phán (và trong nhiều trường hợp có bồi thẩm đoàn) nghe bằng chứng chống lại người bị buộc tội (do công tố viên đưa ra) cũng như biện hộ của họ. Nếu không chứng minh được rằng mình vô tội thì người bị buộc tội sẽ trải qua các giai đoạn tiếp theo của quy trình xét xử.
Ex: He is charged with murdering his mistress.
TO CONVICT: BUỘC TỘI
Theo định nghĩa Cambridge, TO CHARGE mang nghĩa
to decide officially in a court of law that someone is guilty of a particular crime:
Tạm hiểu, người bị convict là người đã bị buộc tội một cách chính thức.
Ex: This company is convicted of tax evasion.
TO SENTENCE: PHÁN QUYẾT / KẾT ÁN
Theo định nghĩa Cambridge, TO SENTENCE mang nghĩa
to decide and say officially what punishment will be.
Tạm hiểu là hành động đưa ra phán quyết / hình phạt với đối tượng bị buộc tội.
Ex: He was sentenced to death.
--------------------------------------------
FUN FACT:
Bức tranh minh họa quá trình cân trái tim trong phiên toàn của Osiris (Judgment of Osiris) diễn ra ở cõi âm của Ai Cập (Duat). Từ phải qua, các bạn sẽ quan sát thấy Osiris da xanh, vị thần cai quản cõi âm của người Ai Cập cổ đại ngồi trên ngai. Tiếp đến là vị thần đầu chim ưng Horus con ông và thần trí tuệ Thoth trong hình dáng người đàn ông có dầu cò quăm (đôi khi xuất hiện dưới hình ảnh của khỉ đầu chó).
Trung tâm của bức tranh là quá trình cân trái tim. Góc trái bức tranh là vị thần đầu chó rừng Anubis (jackal-headed) đang thực hiện nghi thức cân trái tim. Trái tim của linh hồn sẽ được cân với chiếc lông chim đà điểu của nữ thần Ma'at - Trật tự (trái ngược với bà là Apophis hay Apep - đại diện cho sự hỗn loạn Chaos). Nếu cán cân cân bằng thì linh hồn được phép đi tiếp vào thế giới bên kia. Nếu không, linh hồn sẽ bị nuốt chửng bởi con quá vật Ammit có đầu cá sấu, thân trước là sư tử và thân sau là hà mã. Nhìn hầm hố vậy thôi vậy thôi chứ em nó là giống cái.
Cùng với bộ luật Hammurabi được khắc trên các phiến đất sét, bức tranh Judgment of Osiris trong cuốn Book of the Dead (Tử Thư) là những tài liệu cổ xưa nhất về hệ thống pháp lý của loài người.
Theo: Thầy Nguyễn Tín