Nghiên cứu: Thế giới đối mặt với thiếu nước do các hồ nước ngọt cạn kiệt
Study: The world faces water shortage due to the depletion of freshwater lakes
Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm, kể từ đầu những năm 1990, thế giới đã chứng kiến sự suy giảm số lượng hồ và hồ chứa, với hơn một nửa số hồ lớn trên trái đất.
Since the early 1990s, the world has seen a decline in lakes and reservoirs, with more than half of the earth's large lakes, according to a study published on Thursday.
Lý do đằng sau điều này được cho là chủ yếu do biến đổi khí hậu. Điều này đã làm gia tăng mối lo ngại về việc thiếu nước cho nông nghiệp, thủy điện và việc tiêu dùng của con người.
The reason behind this is believed to come chiefly from climate change, intensifying concerns about water lack for agriculture, hydropower, and human consumption.
Lượng nước tích lũy tại một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên trái đất đã giảm khoảng 22 gigaton mỗi năm trong gần 30 năm qua. Đó là những hồ ở các khu vực Biển Caspi và Châu Âu và Châu Á đến Hồ Titicaca của Nam Mỹ, với thể tích gấp khoảng 17 lần Hồ Mead ở Hoa Kỳ, theo một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết.
The amount of accumulated water at some of the earth's most important freshwater sources has declined to around 22 gigatonnes per year for nearly 30 years. That's those from the Caspian Sea between Europe and Asia to South America's Lake Titicaca, with about 17 times the volume of Lake Mead in the United States, according to a team of international researchers.
Fangfang Yao, trưởng nhóm nghiên cứu, tin rằng 56% sự suy giảm của các hồ tự nhiên là do khí hậu toàn cầu nóng lên và các hoạt động của con người, bao gồm cả nước cho tiêu dùng và sản xuất.
Fangfang Yao, the leader of the research team, believed that 56% of the decline in natural lakes was driven by global climate warming and human activities, including water for consumption and production.
Yao, một nhà thủy văn học bề mặt tại Đại học Virginia trên tạp chí Khoa học, lập luận rằng các nhà khoa học khí hậu nói chung có niềm tin rằng các khu vực khô cằn trên trái đất sẽ trở nên khô hạn hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu và các khu vực ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Nhưng nghiên cứu cho thấy sự mất nước đáng kể ngay cả ở những vùng ẩm ướt.
Yao, a surface hydrologist at the University of Virginia in the journal Science, argued that there is a belief among climate scientists generally that the earth's arid areas will become drier under climate change, and wet areas will get wetter. But the study showed significant water loss even in humid regions.
Các nhà khoa học đã sử dụng các phép đo vệ tinh kết hợp với các mô hình khí hậu và thủy văn để đánh giá gần 2.000 hồ lớn.
Scientists have used satellite measurements in combination with climate and hydrological models to assess almost 2,000 large lakes.
Họ giải thích rằng sự suy giảm mực nước hồ trên toàn cầu là do hoạt động sử dụng không bền vững của con người, cùng với những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, bồi lắng và nhiệt độ tăng. 53% hồ cho thấy sự suy giảm từ năm 1992 đến năm 2020.
They explained that a decline in lake levels globally has been caused by unsustainable human use, along with changes in rainfall and run-off, sedimentation, and rising temperatures. 53% of lakes showed a decline from 1992 to 2020.
Gần 2 tỷ người sống trong lưu vực hồ khô cạn bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều khu vực phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong những năm gần đây.
Nearly 2 billion people, who live in a drying lake basin, are directly affected and many regions have faced shortages in recent years.
Theo các nhà khoa học và các nhà vận động, việc ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C là điều cần thiết nhằm tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu trong khi thế giới hiện đang đối mặt với tốc độ nóng lên khoảng 1,1 độ C.
Global warming prevention beyond 1.5 degrees Celsius is necessary to avoid the most catastrophic consequences of climate change, according to scientists and campaigners while the world is currently facing a warming rate of around 1.1C.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy việc sử dụng không bền vững của con người đã góp phần làm cạn kiệt các hồ, chẳng hạn như Biển Aral ở Trung Á và Biển Chết ở Trung Đông. Trong khi đó, các hồ ở Afghanistan, Ai Cập và Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng cao, có khả năng làm tăng lượng nước thất thoát vào khí quyển.
The latest study found unsustainable human use has contributed to drying up lakes, such as the Aral Sea in Central Asia and the Dead Sea in the Middle East. Meanwhile, lakes in Afghanistan, Egypt, and Mongolia hit by rising temperatures, are likely to increase water loss to the atmosphere.
Theo nghiên cứu, sự gia tăng mực nước trong một phần tư số hồ được cho là kết quả của việc xây dựng đập ở những vùng xa xôi như Cao nguyên Nội Tây Tạng.
An increase in water levels in a quarter of the lakes is thought to have been a result of dam construction in remote areas such as the Inner Tibetan Plateau, according to the study.
Theo: Reuters
Content Writer: Anh Vũ