Hàn Quốc: Học sinh đối mặt nạn bạo lực học đường
South Korea: Students faces school violence epidemic
Giấu đinh ghim trong giày, dí đầu xuống bồn cầu, đá vào bụng, một thợ làm tóc 26 tuổi người bản địa đã kể những câu chuyện của cô trong những năm đi học khi phải chịu đựng bạo lực từ những kẻ bắt nạt học đường ở Hàn Quốc.
Pins hidden in her shoes, head forced down a toilet, kicked in her belly, a native 26-year-old hairdresser told her stories during school years of suffering a litany of violence from school bullies in South Korea.
Đất nước này đang trải qua một hiện tượng càn quét được gọi là Phong trào "Hakpok #MeToo", nơi những người bị bắt nạt công khai nêu tên và lên án hành vi bạo lực học đường của thủ phạm (còn được gọi là "hakpok" trong tiếng Hàn) hàng thập kỷ sau những tội ác bị cáo buộc.
The country is experiencing a phenomenon sweeping known as "Hakpok #MeToo", where those who were bullied publicly name and condemn the perpetrators’ school violence acts (also known as "hakpok" in Korean) decades after the alleged crimes.
Khi còn đi học, cô gái cho biết cô phải chịu đựng một mình trong khi các giáo viên yêu cầu cô "thân thiện hơn" với những kẻ bắt nạt mình. Vì điều này, sự lạm dụng đã không được kiểm soát trong một thời gian dài, cuối cùng buộc cô phải nghỉ học và kết thúc ước mơ học lên đại học và phải đi học nghề.
When she was at school, the girl said she suffered alone while teachers asked her "to be friendlier" to her bullies. Because of this, the abuse went unchecked for a long time, eventually forcing her to quit school and ended her dreams of higher education and then was forced to head for vocational training.
Cô nói điều duy nhất cô ước lúc đó là có ai đó có thể giúp cô nhưng không ai đến giúp cô ấy. Cuối cùng, cô đã cố gắng trốn thoát và đấu tranh để tự mình sống sót.
She said the only thing she wished for by that time was that someone could help her but no one came to her aid. Eventually, she tried to escape and struggle to survive on her own.
Theo các chuyên gia, Hàn Quốc điều hành một nền giáo dục ám ảnh, nơi học sinh có thể dành tới 16 giờ mỗi ngày tại các trường học và học viện tư nhân. Do đó, tình trạng bắt nạt vẫn lan rộng mặc dù các quan chức đã nỗ lực dập tắt nó.
South Korea runs an obsessing education, where students can spend up to 16 hours a day at schools and in private academies, according to experts. Therefore, bullying is widespread despite officials have made efforts to stamp it out.
Cô thợ làm tóc cho biết bản thân đã trải qua chứng mất ngủ và trầm cảm trong nhiều năm trước khi quyết định ngừng che giấu và công khai những lời buộc tội của mình. Hành động của cô ấy thành công một phần khi một trong những kẻ bắt nạt cô ấy bị đuổi việc vì bị hành vi ngược đãi của y.
The hairdresser said she experienced insomnia and depression for years, before her decision to stop hiding and go public with her accusations. Her action is partly successful when one of her bullies was fired from their job because of his abuse act.
Sau thành công vang dội của The Glory trên Netflix của đạo diễn Ahn Gil-ho, ông phải đối mặt với một dấu hiệu trớ trêu, đó là chính ông bị cáo buộc bắt nạt trẻ vị thành niên và phải xin lỗi.
After the big success of Netflix's "The Glory" by the director Ahn Gil-ho, he faced an ironic situation that is that he was himself accused of teenage bullying and forced to apologise.
Ngay cả văn phòng tổng thống của đất nước này gần đây đã buộc phải rút lại việc bổ nhiệm một ứng cử viên cho vị trí cảnh sát trưởng sau khi có thông tin cho rằng con trai ông đã bắt nạt các bạn cùng lớp, gây ra phản ứng dữ dội trong công chúng.
Even the country's presidential office was recently forced to withdraw the appointment of a candidate for the position of police chief after it emerged his son had bullied classmates, sparking a public backlash.
Theo Noh Yoon-ho, luật sư ở Seoul, chuyên gia về các vụ bắt nạt, nạn bạo lực đã trở thành dịch bệnh đặc hữu ở các trường học Hàn Quốc, gây ra "tổn thương tập thể" mà chính phủ cần phải xử lý.
The abuse is endemic in South Korean schools, according to Noh Yoon-ho, a Seoul-based attorney, according to an expert in bullying cases, causing a "collective trauma" the government needs to process.
Cô gái 26 tuổi cho biết thêm phong trào "Hakpok #MeToo" đã và đang giúp nhiều nạn nhân trút bỏ nỗi mặc cảm về trải nghiệm tồi tệ ở trường học.
The "Hakpok #MeToo" has been helping many victims to shed the shame of their bad experiences in school, the 26-year-old girl added.
Theo: Reuters
Content Writer: Anh Tuấn